Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Quảng Long | Ngày 28/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng thầy cô giáo
đến dự giờ
Quảng Long- thcs Phong khê
Bài 4- LAO ĐỘNG ViỆC LÀM – CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG
Nước ta có lực lượng lao động đông đảo.Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tiết 4- Bài 4
LAO ĐỘNG VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

A- Nguồn lao động và
sử dụng lao động

1- Nguồn lao động
Qua ảnh em có nhận xét gì về số lượng lao động ở nước ta?
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.

Thuân lợi:+ Thúc đẩy phát triẻn kinh tế, cung cấp lao động cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp, chế biến thuỷ sản,dệt may…
+ Thị trường tiêu thụ lớn
Hình ảnh về chất lượng lao động
Lao động trong các ngành công nghiệp cơ khí, xuất khẩu
Nhận xét về chất lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có giải pháp gì?


Người lao động VN có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động theo thành thị và nông thôn
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị , nông thôn và theo đào tạo, năm 2003(%)

.Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn.
Giải thích nguyên nhân ?
Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Lao động ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao 75,8% tham gia chủ yếu trong sản xuất nông, lâm ,ngư nghiệp, dịch vụ.
Thành thị chiếm 24,2% chủ yếu tham gia: công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Em nêu mặt hạn chế của người lao động Việt Nam ?

+Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn,
+Tác phong công nghiệp kém.
+Khả năng làm việc độc lập còn yếu.
+ Đội ngũ cán bộ quản lí , công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu và yếu



2)sử dụng lao động:
Quan sát hình4.2 em hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước số lao động có việc làm ngày càng tăng

-Từ 1991-2003 số lao động trong các ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu lên41,3 triệu người
-Cơ cấu sử dụng theo ngành kinh tế thay đổi theo hướng tích cực:
+Giảm tỉ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp
+tăng tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ
Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như thế nào?
B-Vấn đề việc làm
Nguồn lao động dồi dào,tạo sức ép lớn cho giải quyết việc làm
Do đặc điểm mùa vụ của nông nghiệp nênthiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn:77,7%(2003)
Năm 2005 cả nước tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%
(thành thị 5,3%,nông thôn1,1%)
tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1% (thành thị 4,5%, nông thôn 9,3%)
Nước ta tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng nào?
-Phân bố lại dân cư và lao động
-Thực hiện tốt chính sách dân số và KHHGĐ
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Đa dạng hoá các ngành nghề truyền thống tiểu ,thủ công nghiệp
Mở rộng , đa dạng các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động có kỹ thụât cao
Các hình ảnh cho giải pháp
Chính phủ họp thường kỳcó quyết sách phát triển kinh tế
C-Chất lượng cuộc sống:
Năm 2005, về HDI:Việt Nam đứng thứ 109 trong tổng số 173 nước và xếp thứ118 về GDP bình quân đầu người.Chất lượng cuộc sống nâng lên
Tuổi thọ : Namlà 67,4, nữ là74.
Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên)là 90,3%. Năm học 2006-2007 có khoảng 16,2 triệu trẻ em đén trường các cấp
Xoá đói giảm nghèo
( giảm từ 13,3% năm 1999,xuống9,96%năm 2002, và6,9% năm 2004)
Phân tích đặc điểm nguồn lao động ở nước ta?Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi như thế nào?
Dựa hình 4.2 nhận xét và giải thích?
Củng cố:
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại
Cầu vồng mọc ngược ở nước ANH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quảng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)