Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Tánh | Ngày 28/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Giải thích nguyên nhân?
Câu 2: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?
BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Tuần: 3
Tiết: 4
I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Dựa vào kiến thức đã học, cho biết nguồn lao động bao gồm những độ tuổi nào ?
Theo các em, nguồn lao động nước ta có những ưu điểm và khuyết điểm gì ?
(15-59 và 60 trở lên)
1) Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
- Hạn chế về thể lực và trình độ.
Qua hình 4.1 SGK, nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ?
- Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.
2) Sử dụng lao động
? Quan sát hình 4.2 nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta ?
? Giải thích vì sao ?
- Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi: giảm lao động nông-lâm-ngư nghiệp, tăng lao động công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
? Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì ?
II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
? Dựa vào mục II cho biết vì sao nói việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta hiện nay ?
? Đề xuất biện pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam và địa phương em
- Nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế chưa phát triển, thiếu việc làm ở nông thôn, thất nghiệp ở thành
III. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Nêu những biểu hiện cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân ở nước ta đang được cải thiện ? Liên hệ thực tế ở địa phương em ?
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện: tỉ lệ nười lớn biết chữ đạt 90,3%, tỉ lệ tử vong-suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm…
Câu 1: Nguồn lao động nước ta dồi dào mỗi năm cung cấp cho các ngành kinh tế khoảng:
a) 1,1 triệu người
b) 1,2 triệu người
c) 1,3 triệu người
d) 1,4 triệu người
CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
Đúng
Câu 2: Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ lao động trong khu vực:
a) Nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ
b) Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
c) Nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng
d) Dịch vụ và xây dựng
Đúng
Câu 3: Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là:
a) 2%
b) 4%
c) 5%
d) 6%
Đúng
Câu 4: Ý nào không phải là biểu hiện của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta ?
a) Tỉ lệ dân số biết chữ cao.
b) Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng.
c) Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng.
d) Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm.
Đúng
Câu 5: Mặt mạnh của người lao động Việt Nam là:
a) Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
b) Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
c) Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
d) Cả a, b, c đều đúng
Đúng
Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo năm 2003 (%)
Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và 2003 (%)
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 và bài tập 3 trang 17 SGK.
Làm bài tập bản đồ Địa lí 9.
Chuẩn bị bài 5: “Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999”:
Ôn lại kiến thức cơ bản về tháp dân số như: hình dạng, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi…
Tìm hiểu về tỉ lệ dân số phụ thuộc.
Những thuận lợi và khó khăn do dân số đem lại ; những giải pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Tánh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)