Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhiệm | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1. Nguồn lao động.
Nhóm 1: Dựa vào H 4.1, nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Nguyên nhân?
Nhóm 2: Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng cần có những giải pháp gì?
THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút
Nhóm 3: Từ H 4.2, nhận xét cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta năm 2003 so với năm 1989?

Nhóm1: Dựa vào H 4.1, nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Nguyên nhân?
Tỉ trọng lao động ở thành thị chỉ = 1/3 lao động nông thôn, do trình độ đô thị hóa thấp, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ
Tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta năm 2003 còn quá ít chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động của cả nước.
Nhóm 2: Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì?
60 tuổi trở lên
“Thời kì dân số vàng”: cứ 2 người lao động mới phải nuôi một người phụ thuộc.
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.
Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào chiếm 64 % tổng số dân (2005), tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao.
+ Có kinh nghiệm trong sản xuất: nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hạn chế: về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lao động thủ công còn phổ biến.
2. Sử dụng lao động.
Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Nhóm 3: Từ H 4.2, nhận xét cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta năm 2003 so với năm 1989?
Cơ cấu sử dụng phân theo ngành năm 2003 so với năm 1989 có sự thay đổi là: + Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và giảm 11,2%. Công nghiệp-xây dựng tăng 5,3%. Dịch vụ tăng 5,9%
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.
2. Sử dụng lao động.
Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn và đang giảm dần.
+ Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng dần.
II. Vấn đề việc làm.

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Để giải quyết việc làm cần phải có những giải pháp nào?

ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM CÁC NGHỀ THỦ CÔNG


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.

PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CẦN NHIỀU LAO ĐỘNG

Các giải pháp:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
+ Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Phát triển hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, …
+ Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.
2. Sử dụng lao động.
Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
II. Vấn đề việc làm.
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn thời gian thiếu việc làm trong năm là 9,3%.
Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 4,5%
( năm 2005)
III. Chất lượng cuộc sống.

Nêu một số thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

NÔNG THÔN ĐỔI MỚI
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
ĐƯA ĐIỆN VỀ BẢN LÀNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở NÔNG THÔN
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động.
2. Sử dụng lao động.
Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
II. Vấn đề việc làm.
III. Chất lượng cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Hiện đang được cải thiện dần…
CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (%)
Nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta và cho biết ý nghĩa của sự thay đổi đó?
- Nhận xét năm 2002 so với năm 1985, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi là:
Tỉ trọng LĐ khu vực nhà nước giảm 5,4%, tỉ trọng LĐ các khu vực kinh tế khác tăng 5,4%````````````` `
- Ý nghĩa: phù hợp với xu hướng đổi mới nền KT đất nước là phát triển nền KT nhiều thành
phần, xoá bỏ nền kinh tế bao cấp phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhiệm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)