Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Đặng Thanh Thanh | Ngày 28/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 9A
TRƯỜNG THCS HỮU BẰNG


Năm học : 2017 -2018
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy nêu 1 số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam
*Trả lời :
Bãi tắm
- Bãi Cháy (Quảng Ninh)
- Đồ Sơn (Hải Phòng)
- Sầm Sơn (Thanh Hóa)
- Cửa Lò (Nghệ An)
Mỹ Khê (Đà Nẵng)
Nha Trang (Khánh Hòa)
- Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)
* Khu du lịch biển
- Kì quan vịnh Hạ Long
- Vườn quốc gia Cát Bà (Đảo Cát Bà – Hải Phòng)
- Cù Lao Chàm (Hội An – Quảng Nam)
- Hòn Mun (Nha Trang)…
BÀI 39: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN , MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO
( Tiếp theo )
3 . Khai thác và chế biến khoáng sản biển
- Kể tên 1 số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết ?
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
– Ngành khai thác muối: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)
– Khai thác dầu khí là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta. Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
* Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ?
Hình ảnh về làm muối
4 . Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
– Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng biển nước ta: gần tuyến đường biển quốc tế, ven biển nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu. 
– Giao thông vận tải biển đang có xu hướng phát triển cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo
– Tài nguyên môi trường biển đang có dấu hiệu suy thoái thể hiện qua giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn, lượng thủy sản đánh bắt hàng năm giảm, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ…
– Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.
Nguyên nhân
Làm suy giảm tài nguyên , khai thac quá mức , bừa bãi
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo
+ Các chất độc hại từ sông đổ ra biển
+ Các hoạt động giao thông trên biển
+ Khai thác vận chuyển dầu khí
+ Rác thải , nước thải sinh hoạt
*Hậu quả
Nguồn lợi sinh vật bị suy giảm
- Ảnh hưởng đến đời sống con người , hoạt động du lịch biển
2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
– Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
– Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thanh Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)