Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

Chia sẻ bởi Đàm Thị Thanh Hoà | Ngày 28/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng các thày cô giáo về dự giờ thăm lớp
Bài 38

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo
I - Biển và đảo Việt Nam
1 - Vùng biển Việt Nam
Hãy cho biết đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu Km? Diện tích ?
Quan sát hình dưới đây và cho biết vùng biển nước ta chia thành mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
- Vùng nội thuỷ là vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển
- Lãnh hải: Có chiều rộng 12 hải lí, ranh giới phía ngoài lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, ở vùng này được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước
- Vùng đặc quyền kinh tế hợp với lãnh hải: Có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ở vùng này ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, tàu thuyền, máy bay nướcngoài được tự do đi lại
- Thềm lục địa: Đáy biển + Lòng đất dưới đáy, kéo dài 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò và khai thác, bảo vệ, quản lý các tài nguyên thiên nhiên
thềm lục địa
Đất liền
Nội thuỷ
12 hải lí
lãnh hải
12 hải lí
vùng
tiếp giáp
Vùng đặc quyền kinh tế
Lãnh hải + vùng đặc quyền kinh tế = 200 hải lí
Đường cơ sở
Vùng biển quốc tế
Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố? Có bao nhiêu tỉnh giáp biển?
- Nước ta có 29 tỉnh ( trong số 64 tỉnh, thành phố) nằm giáp biển.
Em có nhận xét gì về hệ thống đảo và quần đảo nước ta?
2 - Các đảo và quần đảo
Vùng biển nước ta có trên 3000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và đảo xa bờ
Có hai quần đảo lớn là:
+ Quần đảo Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng)
+ Quần đảo Trường Sa (Tỉnh Khánh Hoà)
II - Phát triển tổng hợp kinh tế
Vùng biển nước ta là vùng biền giàu tiềm năng, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
các ngành kinh tế biển
Khai thác
nuoi trồng
và chế biến
hải sản
Giao thông
vận tải
biển
Du lịch
biển-đảo
Khai thác và
chế biến
khoáng sản
biển
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Giải pháp
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Hơn 2000 loài cá, trên
100 loài tôm, nhiều loại đặc sản: hải sâm, bào ngư, sò huyết...
Khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn
Đánh bắt xa bờ còn ít, đánh bắt ven bờ quá mức
- Phát triển khai thác hải sản xa bờ
- Nuôi hải Sản trên biển
- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản
Du lịch biển đảo
Tài nguyên du lịch phong phú: Bãi biển đẹp, phong cảnh đẹp
Khá phát triển, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
Mới chỉ khai thác hoạt động tắm biển
Phát triển đa dạng các hoạt động du lịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Thị Thanh Hoà
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)