Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Giang | Ngày 28/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

VÌ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM THÂN YÊU
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26-3
Cho học sinh nghe bài hát “Vì biển đảo Việt Nam thân yêu”
[email protected]
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Biết nước ta có vùng biển rộng lớn trong đó có nhiều đảo và quần đảo.
Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
Biết các ngành kinh tế biển.
Trình bày được tình hình phát triển ngành khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản và ngành du lịch biển đảo.
2. Kĩ năng:
Xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn các bộ phận của vùng biển nước ta.
Phân tích lược đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển của các đảo và quần đảo Việt Nam.
3. Thái độ
Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
I. Biển và đảo nước ta.
1. Vùng biển nước ta
Qua kiến thức đã học, nội dung SGK trang 141
Trình bày đặc điểm chung của vùng biển nước ta?
Diện tích: >1 triệu km2
Đường bờ biển dài 3260 km.
Tài nguyên phong phú.
Quan sát H38.1
Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?
H38.1 Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
H38.1 Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
Từ bờ biển đến đường cơ sở (Đường cơ sở: Là đường nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra).
Từ đường cơ sở đến 12 hải lí. (Lãnh hải: ranh giới phía ngoài được coi là biên giới quốc gia trên biển).
Từ lãnh hải đến 12 hải lí tiếp theo. (Là vùng biển nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước).
Là vùng nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không
Thềm lục địa: Gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên
I. Biển và đảo nước ta.
1. Vùng biển nước ta
Diện tích: >1 triệu km2
Đường bờ biển dài
Tài nguyên phong phú.
2. Các đảo và quần đảo
Các đảo và quần đảo nước ta có đặc điểm gì đáng chú ý?
Qua lược đồ H38.2
Xác định các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta?
Hơn 4000 đảo lớn nhỏ (khoảng 2800 đảo gần bờ).
Một số đảo có diện tích lớn (Phú Quốc, Cát Bà..)
Qua phân tích em thấy vùng biển, đảo và quần đảo nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
Giao thông vận tải biển
Khai thác, nuôi trồng và chế biến
hải sản
Du lịch biển đảo
Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Em hiểu như thế nào về phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Em hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Hoạt động nhóm (thời gian 5 phút)
-Vùng biển rộng, bờ biển dài. Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm.
-Cá: >2000 loài, tôm > 100 loài (nhiều loài có giá trị kinh tế cao).
- Tổng trữ lượng: 4 triệu tấn cho phép khai thác 1.9 triệu tấn/năm
-Dãy bên trái: Tìm hiểu về tiềm năng và sự phát triển
-Dãy bên phải: Tìm hiểu những hạn chế và phương hướng phát triển.
-Khai thác: khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
-Nuôi trồng và chế biến phát triển chậm, hiệu quả chưa cao.
-Hải sản ven bờ cạn kiệt do khai thác không hợp lí.
-Đánh bắt xa bờ còn hạn chế (1/5 khả năng cho phép)
-Phương tiện, thiết bị đánh bắt, chế biến lạc hậu, chưa đồng bộ.
-Ưu tiên đánh bắt xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển, ven các đảo.
-Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.
-Xây dựng thương hiệu hải sản, tìm kiếm thị trường tiềm năng.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
I. Biển và đảo nước ta.
Tại sao chúng ta cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
Theo em công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
Tôm rồng
Tôm hùm
Sò huyết
Bào ngư
Cá hồng
Cá mú
Cảng cá Mũi Né
Bè cá ở Cát Bà
Nuôi trai ngoc ở Hạ Long
ĐÁNH BẮT
NUÔI TRỒNG
CHẾ BIẾN
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
I. Biển và đảo nước ta.
2. Du lịch biển-đảo
Qua nội dung SGK, hiểu biết thực tế em hãy hoàn thành bảng sau:
Tài nguyên du lịch biển đảo phong phú: (trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, nhiều vịnh biển, hang động đẹp… hệ sinh thái ven biển phong phú)
Các trung tâm du lịch phát triển nhanh. Một số hoạt động du lịch mới được đưa vào khai thác.
Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao, phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ…
Xây dựng các trung tâm du lịch chất lượng cao, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phòng chống ô nhiễm biển.
Mũi Cà Mau
Động Thiên Cung (Hạ Long)
Vinpearland Nha Trang
I. Biển và đảo nước ta.
1. Vùng biển nước ta
2. Các đảo và quần đảo
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
2. Du lịch biển-đảo
Để phát triển bền vững ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, ngành du lịch biển-đảo chúng ta phải làm gì?
ĐÁNH GIÁ
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
-Học bài theo hệ thống câu hỏi SGK?
-Làm bài tập bản đồ (bài 38)
-Chuẩn bị bài 39 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển (tiếp theo)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)