Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

Chia sẻ bởi Đặng Văn Huyên | Ngày 28/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo
đến dự tiết học Địa Lý với lớp 9B
GIÁO VIÊN LÊN LỚP : ĐẶNG VĂN HUYÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : THCS TRUNG THÀNH



Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe



? Quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về đường bờ biển,vùng biển nước ta?
Tiết 44. BÀI 38 :PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I – BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM :
1- Vùng biển Việt Nam
-Nước ta là quốc gia có đường
bờ biển dài( 3260 km ) và vùng
biển rộng ( khoảng 1 triệu km2 )
- Nội thuỷ.
- Lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế
- Thềm lục địa.
H.38: Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
200 hải lí
? Quan sát sơ đồ và lược đồ, em hãy cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Nêu giới hạn của từng bộ phận?
-Nội thuỷ: Là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển.
- Đường cơ sở: Là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.

- Lãnh hải ( rộng 12 hải lí ): Ranh giới phía ngoài được coi là biên giới quốc gia trên biển .

Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của Đất nước.

Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm…

- Thềm lục địa: Gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên .
Tiết 44. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I.Biển và đảo Việt Nam
1.Vùng biển nước ta
















I. Biển và đảo Việt Nam:
1. Vùng biển nước ta:
2. Các đảo và quần đảo:
? Quan sát lược đồ em hãy kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta từ Bắc vào Nam?
Đ.Cái Bầu
Đ.Cát Bà
Đ.Lí Sơn
Đ.Phú Quý
Côn Đảo
Đ.Phú Quốc
Đ. Bạch Long Vĩ
? Qua đó em có nhận xét gì về số lượng các đảo và quần đảo của nước ta?
Đ. Cồn Cỏ
BÀI 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
- Nước ta có nhiều đảo và quần đảo với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ ở ven bờ, có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
? Em hãy nêu ý nghĩa của
vùng biển, đảo nước ta?
? Các đảo ven bờ tập trung
nhiều ở tỉnh nào?
Vùng biển có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển. Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.Ngoài ra vùng biển nước ta còn có ý nghĩa lớn về an ninh quốc phòng.
Huyện đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa



Tiết44: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
? Dựa vào hình 38.3, em hãy cho biết nước ta có thể phát triển những ngành kinh tế biển nào?
CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
Khai thác,
nuôi trồng và
chế biến
hải sản
Du lịch
biển – đảo
Khai thác và
chế biến
khoáng sản
Giao thông
vận tải biển
? Em hiểu thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển?
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là khai thác những tài nguyên biển để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.
II – PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN :
















II-PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
1- Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
Số lượng giống, loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản lớn (khoảng 4 triệu tấn).
Chủ yếu là đánh bắt gần bờ, đánh bắt xa bờ và nuôi trồng hải sản còn ít.
Hải sản ven bờ cạn kiệt do khai thác quá mức cho phép. Sản lượng đánh bắt xa bờ còn thấp (1/5 khả năng).
Ưu tiên khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.
? Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
Tiết44: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
Đánh bắt
Nuôi trồng
Chế biến
















Tài nguyên du lịch biển phong phú: có nhiều phong cảnh đẹp, bãi cát rộng, nhiều vịnh và đảo có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn.
Phát triển nhanh, thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước, song phát triển chủ yếu là hoạt động tắm biển.
Chưa khai thác hết tiềm năng.
Đa dạng các hoạt động du lịch trên biển đảo.
? Dựa vào thông tin SGK em nhận xét gì về tài nguyên
du lịch biển đảo ở nước ta?
? Em hãy cho biết tốc độ phát triển và các hình thức
du lịch biển đảo của nước ta trong những năm qua?
? Trong quá trình phát triển du lịch biển đảo nước ta có hạn chế gì?
? Xu hướng hiện nay chúng ta phải làm gì để ngành du lịch biển đảo phát triển sôi động hơn? Cho ví dụ.
BÀI 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
2- Du lịch biển – đảo Việt Nam :
BỜ BIỂN CỬA LÒ NGHỆ AN
















Du lịch ở Cửa Lò- Nghệ An
Một số hình ảnh về du lịch biển đảo
Bãi biển Lăng Cô
Vịnh Vân Phong
Mũi Cà Mau
Nha Trang
Cát Bà
Vũng Tàu
















Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Vùng biển có nhiều quần đảo là:
A. Vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Khánh Hoà - Kiên Giang.
B. Vùng biển Bắc Trung Bộ.
C. Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Vùng biển Cà Mau
Củng cố
BÀI 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
Bài tập 2: Hãy sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển sau ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Huế, Cát Bà.
Đáp án:
Hạ Long  Cát Bà  Sầm Sơn  Cửa Lò  Huế  Đà Nẵng  Nha Trang  Vũng Tàu.




Nội thủy
Lãnh hải

Vựng ti?p giỏp
+Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế
Lãnh hải
Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
Quan sát sơ đồ em hãy nêu giới hạn từng bộ phận vùng biển nước ta ?



Bài tập
Khoanh tròn vào đầu các câu mà em cho là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản ; ngành du lịch biển đảo?
Vùng biển rộng, ấm ,hải sản phong phú, ngư trường lớn

Vùng biển có nhiều bão

Có nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh kì thú

Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong ngành khai thác và nuôi trồng hải sản

Tài nguyên giảm sút
1
3
4
















Nắm vững nội dung bài học.
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập: SGK-139
- Chuẩn bị bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiết 2).
Hướng dẫn về nhà
Tiết học kết thúc tại đây!
Kính chúc thầy cô và các em
sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Huyên
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)