Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

Chia sẻ bởi Lê Thị Trùng Dương | Ngày 28/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài 38:
Phát triển tổng hợp
Kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường
Biển-Đảo
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
I- Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
I- Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu ki-lô-mét-vuông; có 28/63 tỉnh và thành phố giáp biển. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải,t tiếp giáp lãnh hải, vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo
Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ
_ Hệ thống đảo ven bờ: Khoảng 3000 đảo lớn nhỏ, tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Các đảo có diện tích lớn: Các Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Thổ Chu.
_ Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
I- Biển và đảo Việt Nam
3. Ý nghĩa của biển, đảo đôi với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
_ Ý nghĩa và phát triển kinh tế:
+ Biển, đảo là kho tài nguyên dồi dào và để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển.
+ Biển, đảo là cửa ngõ để nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
I- Biển và đảo Việt Nam
3. Ý nghĩa của biển, đảo đôi với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
_ Ý nghĩa về an ninh quốc phòng:
+ Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
+ Việc khẳng định chủ quyền nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
_ Sơ đồ các ngành kinh tế biển:
Các ngành kimh tế biển
Khai thác, nuôi
trồng và chế
biến hải sản
Du lịch biển đảo
Khai thác
và chế biến
khoáng sản
Giao thông
vận tải biển
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
_ Tiềm năng( điều kiện ):
+ Biển nước ta giàu có về hải sản: hơn 2000 loài cá, khoảng 110 loài có giá trị kinh tế (cá ngừ, cá trích, cá thu,…); trên 100 loài tôm,một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm; một số loài đặt sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…Tổng sản lượng khoảng 4 triệu tấn, mỗi măm cho phép khai thác gần 2 triệu tấn.

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn,… thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
_ Thực trạng: Hoạt động khai thác và nuôi trồng còn bất hợp lý
+ Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gắp 2 lần khả năng cho phép; đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 lần khả năng cho phép.
+ Nuôi trồng còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện cho phép.


II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
_ Phương hướng: Ngành thủy sản đang ưu tiên phát triển khai thác xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển và các đảo; phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Trùng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)