Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Kiệt | Ngày 29/04/2019 | 136

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I./VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Phía Bắc giáp Đông Nam Bộ.
Phía tây bắc giáp CamPuChia.
Phía tây là vịnh Thái Lan.
Phía Đông là biển Đông.
II./TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1.Tài nguyên đất:
-Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta (4 triệu ha)
-Phần lớn đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, rất màu mở.
-Đất phù sa ngọt ở vùng giữa s.Tiền, s.Hậu và ven hai sông này.
-Hai triệu ha đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau đòi hỏi phải đầu tư lớn làm thủy lợi cải tạo đất.
2.Tài nguyên khí hậu:
-Khí hậu cận xích đạo.
-Rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh tăng vụ rất lớn.
-Mùa khô kéo dài (tháng XI - IV). Thiếu nước trong mùa khô. Bốc phèn, xâm nhập mặn.
3.Tài nguyên nước:
Phong phú cả về nước mặt và nước ngầm. Hệ thống s.Tiền, s.Hậu, kênh rạch chằng chịt rất có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy và là địa bàn thu hút các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các thành phố, thị xã.

4.Tài nguyên rừng:
-Rừng tràm và rừng ngập mặn.
-Hơn 200.000 ha rừng ngập mặn, hiện đang được khai thác để nuôi tôm xuất khẩu nhất là ở các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
5.Tài nguyên khoáng sản:
-Đất sét, đá vôi làm xi măng ở Kiên Giang.
-Than bùn ở vùng U Minh.
6.Tài nguyên thủy sản:
-Rất phong phú: 0,5 triệu ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó hơn 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu. Hơn � s.lượng cá biển cả nước, có khả năng khai thác khoảng 60 vạn tấn / năm.
CẦU MỸ THUẬN
III./ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.Dân số, lao động:
-Dân số 16,9 triệu người (2003)
-Người dân sớm tiếp cận với kinh tế thị trường, nên nhanh chóng thích ứng với quá trình đổi mới.
2.Cơ sở vật chất kỹ thuật:
-Mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp, mạng lưới đường giao thông thủy bộ, hệ thống thủy lợi đã phát triển ở trình độ nhất định, đang được chú trọng đầu tư.
-Các vùng bị ngập lũ sâu và vùng bị xâm nhập mặn đe dọa còn có khó khăn.
IV./VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM:
1.ĐBSCL là vùng sản xuất LTTP lớn nhất nước ta:
a)Sản xuất lương thực:
-Lúa giữ ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành NN của đồng bằng:
+Chiếm 99% diện tích cây lương thực.
+Chiếm 99,7% s.lượng l.thực của đồng bằng.
-D.tích gieo trồng lúa lớn nhất nước: gần 4triệu ha
(52% diện tích trồng lúa cả nước)
-S.lượng lúa đạt hơn 16,3 tr.tấn (1999) chiếm 52% s.lượng lúa cả nước. (ĐBSH: 6,1 tr.tấn)
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO CÁC VÙNG NĂM 2000 (%)
-Năng suất lúa trung bình năm: 40,3 tạ/ha
(cả nước: 38,8 tạ/ha)
-Bình quân lương thực theo đầu người: 1012,3 kg
(cả nước: 448 kg, ĐBSH: 414 kg)
-Các tỉnh có d.tích và s.lượng lúa lớn: An Giang, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp.
-Ngoài lúa, các cây l.thực khác như ngô, khoai, sắn cũng được trồng ở nhiều đ.phương của đb.

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CẢ NĂM CỦA
CẢ NƯỚC, CỦA ĐBSH VÀ ĐBSCL (Nghìn ha)
b)Sản xuất thực phẩm:
-Thủy sản là nguồn thực phẩm q. trọng của đ.bằng:
+Chiếm 42% sản lượng cá biển cả nước.
+Gần 80% sản lượng tôm nuôi cả nước.
-Ngành chăn nuôi có nhiều điều kiện để phát triển:
(Nguồn thức ăn, lao động).
+Nghề nuôi vịt đàn rất ph.triển gắn với họat động trồng lúa.
+Nghề nuôi gà được ph.triển với nhiều hình thức: nuôi thả rông, nuôi tập trung.
+Đàn lợn được nuôi khắp nơi, đạt gần 2,8 tr.con.
+Đàn bò hơn 18vạn con được nuôi nhiều ở An Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
2.Những định hướng lớn để ĐBSCL trở thành vùng lương thực, thực phẩm hàng hóa lớn hơn nữa:
-Ph.triển thủy lợi, cải tạo đất hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
-Tận dụng các bãi bồi ven sông, ven biển, từng bước cải tạo thành đất canh tác hoặc nuôi th.sản.
-Tăng cường cơ sở v.chất kỹ thuật của NN, phát triển công nghệ sau thu hoạch đi đôi với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sx, chế biến
KIỂM TRA 15 PHÚT
Hãy vẽ biểu đồ so sánh sản lượng lương thực bình quân trên đầu người ở đồng bằng sông Hồng, các tỉnh duyên hải miền Trung và trong tòan quốc vào các năm 1990, 1995, 2000, 2003 theo các số liệu sau đây (đơn vị: kg/người)


Qua biểu đồ, cho biết những nét lớn về tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm ở các tỉnh duyên hải miền Trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)