Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

Chia sẻ bởi D][Ng Thanh Thủy | Ngày 29/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Dương Thị Thanh Thuỷ
Bài tập 1
Dựa vào bảng 34.1:
Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 ( cả nước = 100%)
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
%
Sản phẩm
47,3
Điện SX
100
100
100
100
100
100
100
47,3
77,8
78,1
17,6
47,5
47,3
Nhận xét :
- Các ngành công nghiệp trọng điểm vùng Đông Nam Bộ thể hiện thế mạnh sản xuất công nghiệp của vùng và chiểm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.
- Các ngành có tỉ trọng rất cao so với cả nước:
+ Nhiên liệu ( Dầu thô: 100% )
+ Cơ khí - điện tử ( Động cơ điêden: 77,8% )
+ Hoá chất ( sơn hoá học: 78,1% )
Bài tập II
Những ngành công nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là :
- Khai thác nhiên liệu
- Điện
- Chế biến lương thực - thực phẩm
2. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động là:
- Ngành công nghiệp chế biến LT - TP
- Ngành công nghiệp dệt may
3. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao là:
- Các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, ngành điện
- Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử
- Các ngành công nghiệp hoá chất, vật liệu xây dựng.
Thảo luận nhóm:
Qua những điều đã phân tích, em hãy cho biết vùng Đông Nam Bộ có vai trò như thế nào trong sự phát triển công nghiệp của cả nước ?
Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với trung bình của cả nước gấp 3,5 lần trong năm 2002. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 17,84 triệu đồng - năm 2002, gấp 2,6 lần mức bình quân của cả nước.
Công nghiệp là thế mạnh của vùng, sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước trong năm 2002 ( trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm công nghiệp lớn nhất, chiếm 50,4% giá trị sản lượng toàn vùng, năm 2002 )
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 3 trung tâm kinh tế lớn tạo nên 3 cực tam giác phát triển công nghiệp đạt trình độ cao về phát triển kinh tế, vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước.
Dặn dò học bài:
Hoàn thiện phần vẽ biểu đồ vào vở bài tập.
So sánh sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với các vùng kinh tế đã học.
- Đọc và sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: D][Ng Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)