Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

Chia sẻ bởi Trần Hoài Chinh | Ngày 29/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Đông Nam Bộ có những thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Câu 2: Xác định các tỉnh và nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?
Bài tập 1:
Thảo luận 1 phút
? Xác định biểu đồ thích hợp với yêu cầu của bài
Gợi ý: Chọn biểu đồ cột với cách vẽ như sau
- Vẽ hệ toạ độ tâm O
- Trục tung chia 10 đoạn, mỗi đoạn 10%. Tổng cộng 100%, đầu mút ghi %
Trục hoành độ dài hợp lí chia 8 đoạn đều nhau , đánh dấu điểm cuối đoạn, làm đáy để vẽ cột tên sản phẩm, tiếp theo vẽ các ngành khác tương tự.
Gợi ý:
Cao su, hồ tiêu, điều. Về sinh thái ba loại cây này thích hợp với nhiệt độ 250 – 300, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất badan. Tây Nguyên là vùng có các yếu tố đất và khí hậu , địa hình cao nguyên rất thích hợp với 3ploại cây công nghiệp nói trên, cho phép phát triển trên quy mô lớn do mặt bằng tương đối rộng
Hồi, quế, sơn là các loại cây công nghiệp thích hợp với khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thấp hơn 200C
? Vì sao diện tích và sản lượng của chè và cà phê giữa hai vùng có sự chênh lệch đó
- Cà phê không chịu sương muối, cần có lượng mưa 1500- 2000mm, độ ẩm 78- 80%, không chịu được gió mạnh, đặc biệt là đấy đỏ badan, có tầng canh tác dày trên 70cm, tơi xốp thoát nước. Tây Nguyên có đầy đủ khả năng phát triển cây cà phê theo vùng chuyên canh lớn. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê sau Braxin (2003)
- Chè thích hợp với nhiệt độ ôn hoà (15- 200C), chịu được lạnh dưới 100C, lượng mưa 1500- 2000mm, độ cao thích hợp 500- 1000m. Khoảng 90%diện tích chè nước ta phân bố từ nghệ An trở ra. Chè phát triển tốt, cho phẩm chất cao ở các tỉnh phía Bắc vĩ tuyến 180. Chè nổi tiếng thơm ngon là Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), chè San (Hà Giang)
Bài tập 2
Thảo luận 10- 15 phút, mỗi nhóm viết báo cáo về một loại cây
- Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam là: Nhật Bản, CHLiên bang Đức… Các nước tiêu thụ chè của Việt Nam là: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Gợi ý dàn bài viết báo cáo:
Đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê
Tình hình sản xuất, phân bố tiêu thụ sản phẩm của cây chè hoặc cây cà phê
CÂY CHÈ
Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit, được trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, sản lượng 211,3 nghìn tấn; chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước
Tây Nguyên có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 2. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong nước
CÂY CÀ PHÊ
Cây cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực. Cà phê thích hợp khí hậu nóng, phát triển trên đát badan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích; sản lượng là 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê cả nước. Cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới
Câu 1: Với đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo. Tây Nguyên thích hợp với loại cây trồng chủ yếu nào?
a) Cây công nghiệp hàng năm
b) Cây công nghiệp lâu năm
c) Rau quả cận nhiệt
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
a) Cà phê
b) Hồ tiêu
c) Quế
d) Hồi
Câu 3: Các loại cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở cả hai vùng Tây Nguyên và Trung du- miền núi Bắc Bộ?
a) Cà phê, cao su
b) Chè, cà phê
c) Hồ tiêu, cao su
d) Điều, quế
Câu 4: Cà phê của tỉnh nào nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước?
a) Gia Lai, Kon Tum
b) Lâm Đồng
c) Buôn Ma Thuộc
d) Cả a, b, c đều sai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoài Chinh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)