Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ bởi Ngô Thị Lụa | Ngày 28/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:



CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU
VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN:
*Thời tiết:
Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.
- Thời tiết luôn thay đổi.
VD:
*Khí hậu:
Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm và mang tính quy luật.
VD:
Theo anh (chị) thế nào là biến đổi khí hậu (BĐKH)?


- Theo tổ chức IPCC (UB liên chính phủ về BĐKH), thì BĐKH là sự biến đổi của khí hậu được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần khí quyển của toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được.
*BĐKH là sự khác biệt tương đối rõ rệt về trị số của các yếu tố khí hậu diễn ra trong thời gian dài (hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm) theo một xu thế nhất định (có thể tăng hoặc giảm) so với trị số trung bình nhiều năm.
Theo anh (chị) những thuật ngữ nào liên quan đến BĐKH?
- Chất khí nhà kính:
Là các chất khí ở trong các lớp không khí gần bề mặt đất hấp thu và giữ nhiệt bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra khiến cho không khí nóng lên: Đioxitcacbon(CO2), mê tan (CH4), ozon(O3), hơi nước (H2O)
- Hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp khối khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải (nhà máy, phương tiện giao thông) tạo ra một lớp màng chắn trên cao, ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian
VD: trồng cây trong nhà kính ở xứ lạnh vào mùa đông

- Lũ ống, lũ quét:
Là lũ lớn phát sinh ở miền núi, trên một diện hẹp như một đường ống (lũ ống) hoặc theo dòng chảy chính (lũ quét)
*Nguyên nhân:
Do mưa có cường độ lớn, diễn ra trong một thời gian tương đối dài

- Trượt đất, sạt lở:
+ Trượt đất:
Là quá trình do di chuyển diễn ra rất chậm của khối đất đá trên sườn dốc
+ Sạt lở:
Là quá trình di chuyển của các khối đất đá trên sườn dốc diễn ra rất nhanh và đột ngột. Thường xẩy ra ở ở sườn núi nhất là đoạn bị cắt xẻ để làm đường giao thông dọc sông và bờ biển.
*Nguyên nhân:
Trực tiếp là do mưa lớn, sức công phá của dòng nước, sóng biển…(lớp phủ thực vật, do tác động của con người (khai thác cát ở lòng sông, GTVT đường thuỷ

- Hạn hán và hoang mạc hoá:
+ Hạn hán:
Là hiện tượng thiếu hụt nước nghiêm trọng kéo dài, làm giảm độ ẩm trong không khí và lượng nước trong lòng đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ…. ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, gây đói nghèo, dịch bệnh
+ Hoang mạc hoá:
Là tình trạng hạn hán kéo dài dẫn đến thoái hoá đất và suy thoái lớp thực vật.
II. NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
- Các nhà khoa học đã xác định có 4 biểu hiện chính của biến đổi khí hậu:
+ Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên.
+ Mực nước biển dâng cao.


+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng không khí.


+ Sự xuất hiện và có chiều hướng tăng của các thiên tai.

*Việt Nam:
- Nhiệt độ: Trong 50 năm qua nhiệt độ TB tăng khoảng 0,5độC trên phạm vi cả nước.
- Lượng mưa: Mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ
- Về xoáy thuận nhiệt đới: TB hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam khoảng 7 cơn/năm, trong đó có khoảng 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Xu hướng ảnh hưởng của bão ngày càng mạnh lên
- Hạn hán đang có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng. Hiện tượng nắng nóng đang có dấu hiệu tăng lên rõ rệt đặc biệt là ở Miền Trung và Nam bộ.
- Mực nước biển dâng: xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm
Triều cường lên cao trùng vào giờ cao điểm
là nỗi ám ảnh của người dân Sài Gòn
Theo anh (chị) những biểu hiện của BĐKH ở Tây Ninh là gì?
Liên hệ tại địa phương
*Biến đổi khí hậu toàn cầu có 4 đặc điểm:
- BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó ngăn chặn và đảo ngược
- BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và sinh hoạt của con người
- BĐKH diễn ra với cường độ ngày càng tăng và hậu quả khó lường trước
- BĐKH là nguy cơ lớn nhất đối với con người trong lịch sử loài người từ trước tới nay.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
Theo anh (chị) những nguyên nhân nào gây biến đổi khí hậu?
- Nguyên nhân do quá trình tự nhiên đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của trái đất còn gọi là biến đổi khí hậu, trong thời kỳ địa chất, từ hàng triệu năm trước đây ngay từ khi chưa xuất hiện loài người do sự biến đổi và khả năng tiếp nhận nguồn năng lượng bức xạ mặt trời trên trái đất
- Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người xảy ra trong vòng 300 năm gần đây sau cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là sự gia tăng các chất thải nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính do sản xuất công nghiệp, đốt phá rừng, sự gia tăng dân số và đô thị hoá do phát triển giao thông vận tải
- Chính con người thông qua các hoạt động sản xuất của mình đã sử dụng nguyên liệu hoá thạch để sản xuất năng lượng, hoạt động công ngiệp, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp ,đốt phá rừng cũng như tình trạng gia tăng dân số và đô thị hoá đã tạo ra lượng phát thải khí nhà kính, ngày một lớn khó kiểm soát.
BĐKH toàn cầu hiện nay chủ yếu do mọi hoạt động của con người gây ra vì vậy cả loài người phải chịu hậu quả và tìm cách ứng phó có hiệu quả với BĐKH.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH:
*Các tác động của biến đổi khí hậu:
- Tác động của BĐKH đối các hệ tự nhiên và hệ sinh thái:
+ Nhiều hệ sinh thái bị tổn thương và biến đổi: như các hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái vùng đồng bằng thấp ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái núi cao…
Rõ nét nhất là sự suy giảm của đa dạng sinh học, sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh cho con người và sinh vật nói chung.
- Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
+ Sản xuất nông lâm ngư nghiệp:
Đất trồng bị suy thoái, nhiễm mặn, xói mòn, chăn nuôi gia súc gia cầm bị giảm sút do giá thức ăn tăng, nhiều dịch bệnh. Bão lụt hạn hán làm mất mùa dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Rừng và thảm thực vật: tình trạng sâu bệnh trong thảm thực vật gia tăng, nguy cơ cháy rừng cao do khô hạn kéo dài
+ Đối với thuỷ sản: gây thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, ảnh hưởng đến điều kiện sống của thuỷ sản nước ngọt.
+ Công ngiệp năng lượng và xây dựng: nguồn cung cấp nước cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn do không chủ động điều tiết được.
+ Đối với du lịch: Các bãi tắm trên biển bị thu hẹp lại, cảnh quan rạn san hô dưới nước, rừng ngập mặn ở khu vực bãi triều bị biến đổi. Số lượng khách du lịch có sự biến động bất thường do phụ thuộc vào thời tiết khí hậu và những thiên tai.

+ Tác động đối với sưc khoẻ và đời sống cua con người:
Theo đánh giá của YPCC, có sáu vấn đề chính:
- Áp lực về sự tăng nhiệt độ
- Các hiện tượng cực trị và các thiên tai
- Ô nhiễm không khí
- Các bệnh nhiễm khuẩn
- Các vấn đề liên quan đến vùng ven biển
- Những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh dưỡng, những đổ vỡ về kế hoạch dân số và kinh tế.
*Những vấn đề này có liên quan trực tiếp đối với người dân, không loại trừ một ai và bất cứ nơi nào trên trái đất.
* Đối với Việt Nam:
- Những tác động của BĐKH ở Việt Nam là cụ thể, rõ ràng không thể phủ nhận và xem thường
- Tác động của BĐKH ở Việt Nam diễn ra trong phạm vi toàn quốc, không loại trừ một địa phương nào.
- Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra trong một khoảng thời gian dài và diễn ra từ hàng trăm năm nay và đang tiếp tục tiếp diễn
V. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
*Gồm 2 nội dung:
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
+ Chính sách giảm khí nhà kính:


+ Tiết kiệm và nậng cao hiệu quả sử dụng năng lượng:
+ Sử dụng các nguồn năng lượng sạch:
+ Bảo vệ tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ khí nhà kính: tăng độ che phủ rừng, giao đất, giao rừng cho dân
+ Định hướng phát triển nông nghiệp và tăng cường các phương thức canh tác bền vững ứng phó với BĐKH: chuyển từ độc canh sang đa canh, cải thiện bữa ăn…
+ Giảm phác thải khí nhà kinh thông qua thu hồi khí CH4 trong sản xuất và vận tải năng lượng: Phân loại rác, sử dụng năng lượng tái chế…
- Thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Tài nguyên nước: Nâng cấp, mở rộng công trình cấp thoát nước, dự trữ nước ngọt vào mùa khô
+ Nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp
Phát triển giống chịu được điểu kiện khắc nghiệt, bảo tồn, duy trì giống địa phương, thành lập ngân hàng giống… xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
+ Lâm nghiệp: Bảo vệ rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển hiện có, tăng diện tích rừng, hạn chế sử dụng nguyên liệu gỗ
+ Đối với thuỷ sản: chuyển từ canh tác lúa sang luân canh nuôi cá và trồng lúa
Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, xây dựng đê quai, thiết lập khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, đặc biệt là rạn san hô và đảo san hô….
+ Đối với năng lượng và giao thông: Nâng cấp công trình giao thông những vùng bị đe doạ bởi lũ lụt và nước biển dâng, sử dụng nguồn năng lượng sạch, dán nhãn môi trường xanh cho các sản phẩm thân thiện với môi trường
+ Đối với y tế và sức khoẻ cộng đồng: Nâng cao nhận thức của công chúng về BĐKH, nâng cao ý thức giữ vệ sinh và có văn hoá môi trường
Thiết lập nhiều công viên cây xanh, tăng cường theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng….
+ Đối với từng lãnh thổ cụ thể:
. Cải tạo CSHT, chuyển đổi cơ cấu kinh tế…thích ứng với nước biển dâng
. Tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra vùng nguy hiểm
. Nâng cấp đê điều, xây dựng đê mới
. Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số
. Phòng chống bão, lũ…
. Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông
. Phòng chống hạn hán, cháy rừng, hoang mạc hoá
t
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ
ĐẠI BIỂU ĐÃ VỀ THAM DỰ LỚP
TẬP HUẤN


HẸN GẶP LẠI

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Lụa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)