Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

Chia sẻ bởi lê Nhật Khanh | Ngày 28/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 3
Địa Lý 9
Tài nguyên khoảng sản của vùng khá phong phú và đa dạng. So với cả nước, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 100% trữ lượng crômit, 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng. Các khoáng sản có giá trị kinh tế trong vùng gồm:
+ Đá vôi xây dựng 37,5 tỷ tấn có ở hầu hết các tỉnh.
+ Quặng sắt 552,22 triệu tấn chủ yếu là ở mỏ Thạch Khê.
+ Cát thuỷ tinh 573,2 m3, có nhiều ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
+ Sét làm gạch, ngói 3,09 tỷ tấn có ở các tỉnh trong vùng
+ Đá vôi xi măng 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Titan 2,32 triệu tấn có nhiều ở Quảng Trị.
+ Đá cát két 200 triệu tấn có ở Nghệ An và một số nơi khác.
+ Nhôm Trên 100 nghìn tấn có ở Nghệ An.
+ Crômit 2.022 nghìn tấn ở Thanh Hoá.
+ Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như đá ốp lát, cao lanh
1.Bắc Trung Bộ
2.Duyên Hải Nam Trung Bộ
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
3. Tây Nguyên
Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế
Khí hậu cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại, vườn quốc gia Yok Đôn,... đã đem lại cho Tây Nguyên thế mạnh về du lịch sinh thái. Thảm thực vật rừng có ý nghĩa không chỉ đối với Tây Nguyên mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía nam đất nước và các nước láng giềng.
4. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Tài nguyên khoáng sản:Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ.
- Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác.
- Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
- Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên biển:- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ. - Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Tài nguyên đất đai:- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Tài nguyên sinh vật:- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Cảm ơn các bạn và thầy cô
đã lắng nghe!!!
Nhóm 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê Nhật Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)