Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Chia sẻ bởi Vũ Xuân Tiến | Ngày 29/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 24.
PHÂN BỐ DÂN CƯ,
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

GV Th?c hi?n: Nguy?n Van Minh
Các em dựa vào mục I SGK hãy cho biết:
1. Khái niệm phân bố dân cư.
2. Mật độ dân số, công thức tính?
I. Phân bố dân cư:
I. Phân bố dân cư:
1) Khái niệm:
Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.
Mật độ dân số: là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
Đơn vị: người / km2
Dựa vào bảng số liệu 24 - SGK, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới. (Xế�p thứ tự 6 nước từ cao đến thấp)
2) Đặc điểm :
a. Phân bố dân cư không đều theo không gian:
Năm 2005 thế giới có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người / km2.
Dựa vào bảng 24 -2 SGK, hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới thời kì 1650 - 2005.
( nhận xét 5 ý và kết luận chiếm ưu thế là Châu Á)
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
Khu vực Châu Á dân cư tăng nhanh và chiếm ưu thế . Kế tiếp là Châu Phi.
Tại sao dân cư thế giới phân bố không đều theo thời gian và không gian?
3). Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư:
Phân bố dân cư là hiện tượng xã hội có tính qui luật.
Nguyên nhân:
- Trình độ phát triển sản xuất ( quyết định).
- Tính chất của nền kinh tế.
- Điều kiện tự nhiên.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Chuyển cư.
Dựa SGK và kiến thức đã học, hãy:
Nêu khái niệm quần cư.
Phân biệt hai loại hình quần cư chủ yếu.
II. Các loại hình quần cư:
II. Các loại hình quần cư:
1) Khái niệm:
Quần cư là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất.
Xem hình ảnh, phân biệt quần cư nông thôn và thành thị.
2) Phân loại và đặc điểm:
a. Phân loại:
Dựa vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, có 2 loại: Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Các em dựa vào SGK và kiến thức hãy nhận biết đặc điểm của các loại hình quần cư:
Về chức năng sản xuất? Đặc điểm sản xuất?
Về mật độ dân số?
Những thay đổi hiện nay?
b- Đặc điểm:
b- Đặc điểm các loại hình quần cư:
b- Đặc điểm:
Quần cư nông thôn:
Xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian.
Chức năng: sản xuất nông nghiệp.
Do ảnh hưởng qúa trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, quần cư nông thôn thay đổi nhiều về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển.
b- Đặc điểm các loại hình quần cư:
Xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian
Chức năng: sản xuất nông nghiệp
Quần cư thành thị:
Xuất hiện muộn hơn, qui mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
Chức năng: Sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ).
b- Đặc điểm các loại hình quần cư:
Xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian
Chức năng: sản xuất nông nghiệp
qui mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao
Chức năng: Sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ).
III. Đô thị hóa:
1) Khái niệm:
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là:
- sự tăng nhanh về số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị,
- sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn
- phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Dựa vào bảng 24 - 3 SGK, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân số nông thôn và tỉ lệ dân số thành thị trên thế giới trong thời kì 1900 - 2005.
2) Đặc điểm:
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. Trên thế giới có 270 thành phố trên 1 triệu dân, 50 thành phố trên 5 triệu dân.
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị:
Qúa trình đô thị hóa làm cho lối sống dân cư nông thôn nhích lại gần lối sống thành thị.
Dựa vào H 24, hãy cho biết:
Những châu lục nào và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất� và thấp?
Ban do
Nêu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
3) A�nh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH và môi trường:
3) A�nh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH và môi trường:
a. Tích cực:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động.
Thay đổi các qúa trình sinh , tử và hôn nhân ở các đô thị.
b. Tiêu cực:
Đô thị hoá không xuất phát từ quá trình Công nghiệp hóa ? dẫn dến:
Nông thôn mất nhân lực.
Thành thị thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Xuân Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)