Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Thủy | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Các phép toán với dữ liệu số
Các phép so sánh
Giao tiếp với người - máy tính.
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
- Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất.
- Đối với các kiểu dữ liệu khác nhau, người ta thường thực hiện các phép xử lí dữ liệu khác nhau.
- Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau (chữ, số nguyên, số thực, .) và định nghĩa các phép xử lí tương ứng trên mỗi kiểu dữ liệu ( chẳng hạn, ta có thể thức hiện các phép toán sộ học với các số, nhưng với các câu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa).
- Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản. Kiểu dữ liệu xác định các giá trị có thể của dữ liệu và các phép toán có thể thực hiện trên các giá trị đó.
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất: số nguyên, số thực, xâu kí tự.
- Trong các ngôn ngữ lập trình, dữ liệu kiểu số nguyên còn được phân chia thành các kiểu nhỏ hơn theo các phạm vi giá trị khác nhau, dữ liệu kiểu số thực được phân chia thành các kiểu có độ chính xác khác nhau.
VD: bảng 1 - Sgk/21.
* Lưu ý: Dữ liệu kiểu xâu trong Pascal được đặt trong dấu nháy đơn. VD: `6537`, `lop 7A`.
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số.









Ta có thể kết hợp các phép toán số học để có các biểu thức số học phức tạp. Ví dụ:







* Quy tắc tính các biểu thức số học: (SGK/22)
- Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên.
- Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phần dư được thực hiện trước.
- Phép cộng và phép trừ được thực hiện từ trái sang phải.

Củng cố

Bài 1: Các ngôn ngữ lập trình phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau với mục đích gì?
Sử dụng bộ nhớ máy tính một cách hiệu quả.
Thực hiện các phép toán tương ứng với từng kiểu dữ liệu.
Tự động hoá việc viết chương trình.
Kiểm soát lỗi khi chương trình thực hiện các phép toán không có nghĩa.
Hãy chọn phương án sai.
Bài 2: Một chương trình máy tính được viết để nhập điểm của ba môn học và in ra điểm trung bình của ba môn học đó. Em hãy cho biết chương trình đó xử lí những dữ liệu gì và những dữ liệu đó phải có kiểu gì?
Chương trình đó xử lí những dữ liệu: Điểm (ba môn học) và điểm trung bình. Đây là những dữ liệu kiểu số thực.

Bài 3: Bạn Tuấn ghi lại tên kiểu dữ liệu trong pascal, phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu như trong bảng dưới dây, nhưng chưa đúng. Hãy giúp Tuấn ghép mỗi kiểu dữ liệu đúng với phạm vi giá trị của nó?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)