Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tho | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần: 3 Tiết: 5-6
ND: 03/09/2014


1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: HS bước dầu làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal
- HS hiểu: Biết mở các bảng chọn và chọn lệnh. Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Gõ được một chương trình Pascal đơn giản
- HS thực hiện thành thạo: sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả
.1.3 Thái độ
- Thói quen: Nghiêm túc khi học tập, sử dụng phòng máy
- Tính cách: Thích trình trên máy tính
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Cấu trúc chung của một chương trình, phân biệt từ khóa và tên
3.CHUẨN BỊ :
3.1- Giáo viên: Phòng máy
3.2- Học Sinh: Chuẩn bị bài mới
4. CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm diện học sinh:
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Từ khoá của ngôn ngữ lập trình là gì? Nêu qui tắc đặt tên?
Đáp án: - Từ khoá của ngôn ngữ lập trình là từ dành riêng được viết bằng tiếng Anh.
- Qui tắc đặt tên:
+ Tên không được trùng với các từ khoá.
+ Tên không chứa dấu cách.
+ Tên không chứa các kí tự đặc biệt.
+ Tên không bắt đầu bằng số.

Câu hỏi 2: Cấu trúc của một chương trình gồm mấy phần ?
Đáp án: - Cấu trúc của một chương trình gồm 2 phần:
+ Phần khai báo:
Khai báo tên chương trình.
Khai báo thư viện.
+ Phần thân: Nằm trong cặp từ khoá BEGIN...END




4.3.trình bài học

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: 20’
Mục tiêu: Nhận biết các thành phần Turbo pascal
- HS khởi động máy.
- GV hướng dẫn HS các cách để khởi động vào Turbo Pascal.
- GV thực hiện trên máy.
- HS các nhóm lần lượt thực hiện các thao tác mà GV vừa làm.
- GV quan sát, hướng dẫn.


- HS quan sát giao diện, màn hình làm việc của Pascal.
?Em có nhận xét gì về giao diện của Pascal.
- HS quan sát các thành phần có trong giao diện của phần mềm.
- GV giới thiệu các thành phần thường sử dụng trong quá trình soạn thảo.
- GV hướng dẫn HS cách nhận biết con trỏ và tên chương trình.
- HS sử dụng phím F10 để mở bảng chọn.
- GV hướng dẫn HS sử dụng phím (, (để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn.
- GV yêu cầu HS sử dụng phím Enter để mở các bảng chọn.
- HS quan sát các lệnh trong bảng chọn.
- GV hướng dẫn HS sử dụng phím ALT kết hợp với các phím chữ cái tương ứng với chữ cái đầu tiên của bảng chọn.
- HS sử dụng (, ( để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn.
?So sánh chức năng của các phím (, (, (, (.
- HS nhấn phím ALT + X để thoát.
- GV hướng dẫn thêm cho HS cách thoát Pascal bằng cách sử dụng bảng chọn File ( Exit.
- HS khởi động lại Turbo Pascal và gõ vào nội dung của chương trình.
- GV lưu ý cho HS phải gõ đúng và chính xác các câu lệnh và các dấu (.), (;), (‘’), dấu ( ).

Hoạt động 2: 20’
Mục tiêu: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản
Kí hiệu của ngôn ngữ lập trình
- GV giới thiệu cho HS câu lệnh CLRSCR có tác dụng xoá màn hình kết quả - GV hướng dẫn HS sử dụng phím F2 hoặc bảng chọn để lưu tệp cho chương trình.
- GV lưu ý cho HS cách gõ tên tệp.
- HS gõ tên tệp CT1 và lưu.
- GV quan sát, hướng dẫn.
- HS sử dụng phím ALT + F9 để dịch chương trình.
- GV quan sát và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS nhấn phím CTRL + F9 để chạy chương trình.
- HS quan sát kết quả trên màn hình.
- GV nhận xét.
- HS thoát máy
Hoạt động 3 : 38’
Mục tiêu: Tìm hiểu cách dịch, chạy, sửa lổi chương trình.
- HS khởi động vào Turbo Pascal.
- Các nhóm gõ nội dung chương trình vào máy.
- GV quan sát, hướng dẫn.


- HS tiến hành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tho
Dung lượng: 182,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)