Bài 28. Vùng Tây Nguyên

Chia sẻ bởi nguyễn thanh dương | Ngày 28/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Vùng Tây Nguyên thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài 28: Vùng Tây Nguyên
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
? Xác định trên bản đồ, vị
trí địa lý và giới hạn lãnh
thổ của Vùng Tây Nguyên

Là vùng duy nhất không giáp biển
Giáp Duyên hải NTB
Giáp Đông Nam Bộ
Giáp Lào Campuchia
- Ý nghĩa: gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối quan hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Vùng duy nhất không giáp biển.
- Tiếp giáp với Lào, Campuchia, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
- Ý nghĩa:
+ Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Vị trí cầu nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
? Dựa vào lược đồ, sgk hãy
cho biết Vùng Tây Nguyên
gồm những tỉnh nào? dân số?
diện tích?
Diện tích
54.475 km2
Dân số
4,4tr người
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Quan sát hình 28.1 + kết
hợp kiến thức đã học, hãy
cho biết:
- Từ Bắc xuống Nam có những
cao nguyên nào?
- Nguồn gốc hình thành?
- Hình thành do sự phun trào mác-ma giai đoạn tân kiến tạo.
- Các cao nguyên bazan có độ cao khác nhau, trung bình 500 - 1500m do cường độ hoạt động các núi lửa khác nhau
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Tìm các dòng sông bắt
nguồn từ Tây Nguyên
nhảy về các vùng như ĐNB
DHNTB và về phía Đông Bắc
Campuchia?
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các con sông này?
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước chính cho Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư.
+ Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm:
+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng (tên các cao nguyên từ bắc vào nam ở Tây Nguyên). Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. (Sông Xêxan, Xrêpôk, sông Đồng Nai, Ba)
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.
+ KH cận xích đạo, có mùa khô kéo dài, khác biệt.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Tây Nguyên có (thuận lợi)
thể phát triển những ngành
kinh tế nào?
Tây Nguyên có những tài
nguyên thiên nhiên như: đất,
rừng, thủy năng, khoáng sản,
du lịch

Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đất bazan
Thác Thủy Điện ở Lâm Đồng, Tây Nguyên
Rừng xanh cao nguyên
Khai thác Bô-xit
Bô-xít với phần lõi còn trong đá mẹ
Xứ sở sương mù – Đà Lạt
Làng voi ở Nhơn Hòa-Gia Lai
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên có những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
- Khó khăn
+ Thiếu nước vào mùa khô.
+ Nạn chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến mt sinh thái và đời sống dân cư.
- Biện pháp:
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn
+ Khai thác tài nguyên hợp lí
+ Thuỷ điện chủ động nước mùa khô.
+ Áp dụng khoa học trong sản xuất....

Bài 28: Vùng Tây Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thuận lợi: có TNTN phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ lượng thủy điện khá lớn, khoáng sản có bô xit với trữ lượng lớn.)
- Khó khăn:
+ Thiếu nước vào mùa khô.
+ Nạn chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và đời sống dân cư.
- Biện pháp: trồng rừng và bảo vệ rừng, thủy điện.

Bài 28: Vùng Tây Nguyên
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
? Tây Nguyên có những dân tộc nào?



Chiếm khoảng 30% là các đồng bào dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,…Và phần lớn còn lại là dân tộc người Kinh
BA-NA
CƠ-HO
Ê-ĐÊ
GIA-RAI
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
? Nhận xét về sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên?
? Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng?



- Dân tộc kinh thường phân bố ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông lâm trường. Phần còn lại các dân tộc thiểu số phân bố theo những gò đồi, đồi núi
Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
? Đọc bảng 28.2: Nhận xét tình hình phát triển dân cư- xã hội của vùng?



- Quan sát bảng 28.2 ta thấy:
Tây Nguyên có nhiều chỉ tiêu đạt mức cao hơn cả nước là: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo;
Một số chỉ tiêu Tây Nguyên thấp hơn cả nước là: mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.
- Nhận xét chung:
Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. Tuy nhiên, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
Dân số: hơn 4,4 triệu dân (2002)
- Đặc điểm: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,…), là vùng thưa dân nhất nước ta. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông, lâm trường.
- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
- Giải pháp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển. Xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Ngăn chặn phá rừng, bảo vệ đất, rừng


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thanh dương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)