Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngôi Em | Ngày 28/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhóm thực hiện: Nhóm 1
VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
DANH SÁCH NHÓM
1. Mạc Quốc Cường
2. Nguyễn Thị Diệu
3. Huỳnh Thị Kiều Diễm
4. Huỳnh Thị Diễm
5. Nguyễn Văn Ngôi Em
6. Phan Thị Mỹ Duyên
7. Võ Văn Đầy
8. Trần Kim Dung
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
 Phía Bắc giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có diện tích lớn thứ 2 cả nước (146.334,3 Km2). Bao gồm 29 tỉnh thành phố, trong đó có 5 tỉnh DHNTB, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh ĐNB, 13 tỉnh ĐBSCL.
 Phía Tây giáp với Lào và Cam Pu Chia.
 Phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông.
 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vùng du lịch đầy tiềm năng hứa hẹn với những sự bức phá ngoạn mục về du lịch trong tương lai
II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
 Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm nhưng có sự phân hóa đặc điểm thời tiết và khí hậu theo từng tiểu vùng.
 Địa hình rất đa dạng, có đầy đủ cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và ven biển.
=> Đây là thế mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: tham quan, hội nghị, thể thao,... đặc biệt là loại hình du lịch biển và đảo.
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Tài nguyên nước phong phú nhất cả nước. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khá đều. Sông trong vùng thường có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch như: Sông SêXan, Sông Srêpôk, Sông Đồng Nai, Sông Tiền, Sông Hậu,...
 Sinh vật vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một bức tranh thiên nhiên cận xích đạo rực rở sắc màu với nhiều vườn quốc gia, nhiều khu dự trữ sinh quyễn, nhiều hệ sinh thái, nhiều loài động - thực vật quý hiếm,...
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
 Các di tích văn hóa lịch sử có nhiều nét đặc sắc và đa dạng có giá trị cao thu hút sự quan tâm của nhiều du khách như: Tháp Bà Pônagar, không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên (di sản văn hóa thế giới 2005),...
 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lễ hội dân gian, lễ hội đặc trưng của các dân tộc như: Chăm, Khmer.
 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có làng nghề thủ công truyền thống không thật nhiều nhưng khá độc đáo có thể khai thác cho hoạt động du lịch như: Làng dệt lụa (Long An), làng gốm sứ (Biên Hòa),...
1. Tiểu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
1.1. Thành phố Nha Trang
Nâng cấp thành phố 1977 . Đô thị loại 1 ngày 22 tháng 4, 2009 Diện tích- Tổng cộng251 km² (96,9 mi²)Dân số (2005) - Tổng cộng392.279
Các bãi biển dài của thành phố này đã biến nó thành một thành phố du lịch. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang) hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 , Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010...
III. CÁC TIỂU VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
Biển Nha Trang
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha.

Ngoài ra trong trung tâm thành phố còn có các danh thắng như: Chợ Đầm chùa Long Sơn, Nhà thờ Núi, Viện Hải dương học Nha Trang, …
Chùa Long Son ( Nha Trang)
Nhà thờ Núi
1.2. Phan Rang – Mũi né.
Phan Rang
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của Ninh Thuận.
Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.
Tháp Chàm
1.3. Mũi né: Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận và đường 706B mới xây dựng.
Đến với Mũi Né chúng ta sẽ còn được đến với: Hòn Rơm, Đồi Cát, Đồi Dương , Suối Tiên, Chùa núi Tà Cú, Bàu Trắng ,Lầu Ông Hoàng.
Cảnh biển ở Mũi Né
1.4. Văn Phong – Đại Lãnh
Cách Nha Trang khoảng 80km về hướng bắc là cụm du lịch liên hoàn Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô, một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á, vượt hẳn biển Phuket ở Thái Lan và có thể sánh với những thắng cảnh tuyệt vời trên thế giới. Đó là niềm tự hào và vinh hạnh cho du lịch nước ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá
1.5. Đông Nam Bộ
1.5.1. Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
Nấp – hầm chông địa đạo
1.5.2. Khu rừng Sác ngập mặn Cần Giờ (Tp.HCM).
Rừng sác kéo dài từ Nhà Bè đến vịnh Gành Giá với diện tích 40.000 ha. Trước kia đây là khu rừng khá rậm rạp với các loài động vật phong phú như quần thể đước đôi, chà là, phân bố trên vùng đất cáo, ít ngập nước trong thời gian ngắn vào những ngày cường triều của tháng
1.5.3. Vũng Tàu
Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km.
Đến với Vũng Tàu quý khách có thể tắm biển, tham quan sân Gold, hoặc đến với suối nước nóng Bình Châu, đi trên những dãy hành lang bằng gỗ bắc qua những điểm suối chảy
Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng.
Tượng Chúa Ki-tô
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Đại Nam Thế giới du lịch có đủ cả biển, hồ, sông, núi và tường thành, với dụng ý làm toát lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn.
1.5.4. Lạc Cảnh Đại Nam
Một số hình ảnh về Đại Nam
1.5.5. VQG Cát Tiên:
- Vườn có diện tích 73.878 ha thuộc địa phận ba tỉnh, phần lớn là thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Vườn rất có tiềm năng về du lịch sinh thái với những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vườn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 25.40C , lượng mưa trung bình năm 2.185 mm, độ ẩm trung bình 83.6%. Vườn có nhiều sông suối như sông Đồng Nai là ranh giới phía Bắc, phía đông của vườn dài khoảng 90km. Phần phía nam cuả vườn giáp với hồ thuỷ điện Trị An.
Đầm Sen
1.5.6. Dinh Thống Nhất (Tp.HCM)
Tháng 11 - 1975 Dinh Độc Lập (do Ngô Đình Diệm đặt) đổi tên thành Dinh Thống Nhất. Dinh Thống Nhất được công nhận di tích lịch sử văn hoá ngày 25 -06- 1975. Dinh Thống Nhất ngày nay trở thành nơi thu hút đông khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan.
1.5.7. Khu lưu niệm Bác Hồ (Bến cảng Nhà Rồng)
Ngôi nhà được xây dựng năm 1863, trước kia là trụ sở của đại diện chuyên chở hàng hải Pháp, đây cũng là nơi ở của viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.
Toà nhà chính có hai con rồng ở trên nóc, đến năm 1865 ở đây dựng cột cờ, còn gọi là cột cờ thủ ngữ, dùng làm hiệu cho tàu thuyền ra ngoài. Ngày 5 - 6 - 1911, tại đây Bác Hồ đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
1.5.8. Núi Bà Đen
Là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.
1.5.9. Toà thánh Tây Ninh (Tây Ninh)
Toà thánh được khởi công
vào tháng 3 - 1926 và hoàn
thành năm 1937. Toà Thánh
nằm trong khuôn viên 1
Km2, bao gồm cả đền thờ
Phật, thờ Mẫu, chúa Jêsu,
vườn cây cảnh, rừng thiên
nhiên.
Bên trong toà thánh có hai
hàng cột chạm vồng sơn
xanh, đỏ, trắng, trên trần
được ngăn ra làm 9 khoảng
có hình bầu trời với mây và
sao. Khu chính điện thờ
Thiên Nhân nằm trên quả
cầu có 3.072 ngôi sao.
 Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông – Đồng Tháp. Có diện tích 7612 ha, với thãm thực vật phong phú, có hơn 130 loài khác nhau đặc biệt là các loài chim quý hiếm như: Sếu đầu đỏ, Bồ Nông,...
2. Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ
2.1. Vườn quốc gia Tràm Chim
 Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc An Giang, với độ cao 241m. Đây là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa được nhà nước công nhận xếp hạng: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
2.2. Núi Sam
 Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, là chợ nổi tiếng trên sông nước miền Tây. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản như: xoài, mận, bưởi, vú sữa, ổi,…
2.3. Chợ nổi Cái Răng
 Chợ nổi Cái Răng được nhóm họp trên thuyền khoảng 2 giờ (từ 6 giờ đến 8 giờ sáng) và họp cả ngày vào những ngày giáp tết.
 Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau. Mũi Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng. Đến với đất mũi du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến,...
2.4. Mũi Cà Mau
 Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc với diện tích 593 Km2.
2.5. Đảo Phú Quốc
 Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan cách Hà Tiên 45 Km về phía tây. Phú Quốc có các dạng địa hình đa dạng tạo nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Suối Chanh
 Ngoài các địa điểm du lịch trên, vùng du lịch Tây Nam Bộ còn một số điểm du lịch như:
 Chùa Vĩnh Tràng
- Chùa Vĩnh Tràng nằm ven tỉnh lộ 22 tọa lạc trên địa phận xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
 Trại Rắn Đồng Tâm
- Trại rắn Đồng Tâm thuộc huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang, cách TP. Mỹ Tho khoảng 9Km.
 Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ven đường quốc lộ 23 cách TP Cao lãnh 2km.
 Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)
 Hà Tiên (Kiên Giang)
- Hà Tiên là thị xã nhỏ nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang. Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương, Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km.
IV. CÁC TUYẾN DU LỊCH QUAN TRỌNG CỦA VÙNG
 Các điểm tham quan chính trên tuyến bao gồm:
1. Tuyến du lịch nội vùng quốc gia
1.1. TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu (116Km)
+ Khu du lịch Suối Tiên.
+ Sân Golf Thủ Đức.
+ Cảnh quan sông Đồng Nai, cù lao Phố.
+ Làng nghề gốm, sơn mài ở Biên Hòa.
+ Tắm biển ở Vũng Tàu.
 Các điểm tham quan chính trên tuyến bao gồm:
1.2. TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Đà Lạt – Phan Rang - Nha Trang (quốc lộ 1A và 20)
+ Các điểm tham quan ở TP.HCM và Đồng Nai như tuyến trên.
+ Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
+ Bảo Lộc – thác Đămbri.
+ Cảnh quan TP. Đà Lạt.
+ Bãi Biển Ninh Chữ và tháp Chăm Poklong Giarai.
+ Biển Nha Trang.
 Các điểm tham quan chính trên tuyến bao gồm:
1.3. TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Phan Thiết – Nha Trang – Phú Yên – Quy Nhơn (657Km)
+ Các điểm tham quan tại TP.HCM.
+ Các bãi biển: Quy Nhơn, TuyHòa, Nha Trang,….
+ Các tháp Chăm cổ.
+ Các làng nghề gốm, sơn mài,…
 Các điểm tham quan chính trên tuyến bao gồm:
1.4. TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Bến Tre - Vĩnh Long – Cần Thơ – Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc
+ Du lịch miệt vườn Tiền Giang – Vĩnh Long.
+ Du lịch sinh thái và sông nước Bến Tre.
+ Sân chim và rừng Đồng Tháp.
+ Biển, đảo, thắng cảnh ở Hà Tiên – Phú Quốc
2. Các tuyến du lịch nội vùng
- TP.HCM – Tây Ninh (hồ Dầu Tiếng, Núi Bà Đen, Tòa thánh Tây Ninh).
- TP.HCM – Tây Ninh – Long An – Đồng Tháp
- TP.HCM – Núi Sam (An Giang)
- TP.HCM – Côn Đảo.
 Ngoài ra vùng còn có khả năng phát triển các tuyến du lịch chuyên đề như:
- Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử - cách mạng.
- Tuyến du lịch sinh thái đảo, rừng ngập mặn.
- Tuyến du lịch tham quan các di tích nền văn hóa Chăm, Khmer.
- Tuyến du lịch biển,…
V. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Du lịch Việt Nam thập kỷ tới cần tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp.
Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia, phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

V. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển, tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp về cơ sở, khai thác tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.
Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngôi Em
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)