Bài 26. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê yến ngọc | Ngày 10/05/2019 | 135

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 26:
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ( TT)
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
Tình hình phát triển
KT
1 Nông nghiệp
2 Công nghiệp
3 Dịch vụ
1. Nông nghiệp.
- Chăn nuôi và khai thác thủy sản là thế mạnh của vùng duyên hải nam trung bộ.
Vì :
+ Phía tây là vùng gò, đồi, có đồng cỏ thuân lợi cho việc chăn nuôi bò.
+ Tất cả các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển có tiềm năng lớn về hải sản,nhiều bãi cá tôm.
Bảng 26.1. Một số sản phẩm nông nghiệp của duyên hải nam trung bộ.
- Ngư nghiệp cũng là thế mạnh của vùng chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002)
-Tất cả các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển nên nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển.
Muối Sa Huỳnh
Muối Cà Ná
Vì:
+Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
 + Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Khó khăn:
+Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
+Sản lượng lương thưc bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước.
+ Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.
- Biện pháp khắc phục:
Trồng cây gây rừng
Xây đập thủy điện để chống lũ lụt xảy ra.
2. Công nghiệp.
Bảng 26.2. Giá trị sản xuất CN của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và của cả nước thời kì 1995-2002 ( nghìn tỉ đồng )
- Sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng cao.
-Bước đầu đã có tiến bộ trong sự hình thành và xây dựng cơ cấu công nghiệp gồm: công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
- Một số cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động như:
Khai thác cát ở Khánh Hòa
Khai thác titan ở Bình Định
Khai thác cát thủy tinh ở Nha Trang
- Các thành phố Quy Nhơn và Đà Nẵng là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.
3. Dịch vụ
- Hoạt động vận tải diễn ra sôi nổi nhờ điều kiện địa lý thuận lợi.
-Các thành phố cảng biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên là:
Cảng Đà Nẵng
Cảng Dung Quất
Cảng Quy Nhơn
Cảng Nha Trang
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.
Non Nước( Đà Nẵng)
Biển Đại Lãnh( Nha Trang )
Biển Nha Trang
Vịnh Cam Ranh ( Khánh Hòa )
Bãi Trũ ( Nha Trang )
Hòn Tằm ( Nha Trang)
+ Các bãi biển, vịnh và hòn đảo:
+ Quần thể di sản văn hóa:
Tháp Bánh Ít ( Bình Định)
Tháp Nhạn ( Phú Yên)
Tháp Dương Long
( Bình Định)
Chùa Linh Ứng ( Đà Nẵng)
Thánh địa Mỹ Sơn
( Quảng Nam)
Đô thị Hội An
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê yến ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)