Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Chia sẻ bởi phạm thị mỹ | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LÀ VÙNG GIÀU TiỀM NĂNG KHAI THÁC THỦY SẢN
I) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Vùng biển rộng với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn ngọt lợ.
Có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt ở vùng cực Nam Trung Bộ với trữ lượng hải sản gần 100 vạn tấn cá.
Nhiều hải sản quý: cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồng,...
Nhiều đảo, quần đảo với hai quần đảo lớn nhất cũng là 2 ngư trường là Hoàng Sa và Trường Sa cùng nhiều đảo như Lý Sơn, Phú Quý,...thích hợp đánh bắt xa bờ, nơi trú ẩn của tàu bè khi bão, chế biến thủy hải sản.
I) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Đây là vùng biển nhiệt đới với nhiều rặng san hô tập chung với mật độ cao. Cùng với hệ sinh thái này là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá trong đó có khoảng 400 loài cá, san hô cùng nhiều hải sản quý.
Bờ biển dài gần 1.000 km, dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh như: Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Sơn Trà,...là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản và rất thích hợp để nuôi trồng.
Có các dòng chảy là nơi cá thường tập chung vì dòng chảy cuốn những phù du (thức ăn của cá) tới.
Dòng biển nóng thích hợp cho cá sinh sản.
Một số hình ảnh:
Các rặng san hô cùng nhiều loài cá quý:
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
II) Điều kiện xã hội:
8 tỉnh giáp với biển là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với các ngư dân giàu kinh nghiệm, hành nghề lâu năm. Hiện nay, trước sự xâm phạm của Trung Quốc, ngư dân Việt Nam cũng đã dũng cảm bảo vệ từng tất đất của tổ quốc.
Ngư Nghiệp chiếm vị trí cao trong cơ cấu kinh tế nơi đây.
Có nhiều cơ sở chế biến hải sản nổi tiếng được biết là thị trường tiêu thụ tại chỗ thu hút nhiều nguồn thủy hải sản về đây chế biến cũng là nhân tố kích thích ngàng cá phát triển.
Các ngư dân chăm chỉ làm việc ngày đêm, không ngại khó khăn:









Hình ảnh một tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công
Hình ảnh cơ sở chế biến tại chỗ:
Những tàu cá lớn được trang bị thiết bị hiện đại để dò cá dưới biển nhờ đó mà tăng sản lượng cá đánh bắt được:
Các thiết bị đài vô tuyến giúp các ngư dân có thể thông báo khi gặp nạn đảm bảo an toàn cho người đi biển:
Các tiến bộ sinh học giúp cho việc nuôi tạo các thủy sản: Ngày xưa các ngư dân phải đi đánh bắt các con tôm hùm con sau đó đem về nuôi nhưng bây giờ có thể nuôi tạo ở các phòng thí nghiệm:
Các chính sách phát triển ngư nghiệp của nhà nước ngày càng có hiệu quả như:
Về việc phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ nay đến năm 2010 có định hướng chung ở mục 2 là. Tập trung phát triển ngành kinh tế biển để trở thành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh nuôi trồng thủy hải sản chú trọng các đặc sản. Đầu tư phát triển ngành thủy, hải sản theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ; Chú trọng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành kinh tế mũi nhọn của vùng .
Nhờ những điều kiện trên mà nơi đây chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh. Xuất khẩu thủy sản đứng thứ 3 (11,3%) so với cả nước.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình!









… Fin…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)