Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Quyên | Ngày 28/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

4/4/2017
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự
tiết dạy tốt chào mừng
địa lí 9
Giáo viên dạy: Nguyễn Thế Quyên
Trường THCS cao nhân
4/4/2017
Thứ 3 ngày 04 tháng 04 năm 2017
Môn: địa 9
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
+ Vị trí địa lí:
- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên và CHDCND Lào, phía đông giáp biển Đông.
+ Giới hạn lãnh thổ:
- Gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
2. Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình:
Phía đông: Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển.
- Phía tây : Là vùng núi – gò – đồi.
- Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh, bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu :
- Vùng là nơi có khí hậu khô hạn nhất cả nước.
- Nhiệt độ trung bình năm 270c, lượng mưa 925 mm, độ ẩm không khí 77%, số giờ nắng cao từ 2500-3000 h / năm.
3. Du lịch:
- Du lịch biển, đảo là một trong những thế mạnh lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Song nguồn tài nguyên này vẫn chưa được khai thác tương xứng. Thực trạng phát triển du lịch trong toàn vùng được chia thành hai nhóm, nhóm phát triển, đã có thương hiệu, gồm: Đà Nẵng, Hội An - Mỹ Sơn (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Bình Thuận; nhóm phát triển chưa tương xứng tiềm năng, gồm: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận. Một mặt do điều kiện địa lý, nhưng mặt khác có thể thấy hạ tầng du lịch chưa phát triển đang là một rào cản lớn để có thể phát triển du lịch một cách đồng đều trong toàn vùng.
Khu du lịch Mũi Né (Bình Thuận) thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách. 
Tài nguyên du lịch phong phú
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và biển; gần TP Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Biển xanh, cát trắng là điều người ta thường nghĩ đến khi nhắc tới biển, đảo Nam Trung Bộ. Dọc các tỉnh, thành trong khu vực (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), với 800km đường bờ biển trải dài, vùng biển Nam Trung Bộ có hàng chục vịnh, đảo đẹp cùng những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trong đó nhiều bãi biển, vịnh đẹp nhất Việt Nam, như biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), biển Cửa Đại, Tam Thanh (Quảng Nam), biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), biển Quy Nhơn (Bình Định), biển Tuy Hòa (Phú Yên), biển Nha Trang (Khánh Hòa)... từ lâu đã phát huy lợi thế các bãi biển, vịnh, đảo đẹp của mình, lấy đó làm điểm tựa để hình thành các khu nghỉ dưỡng.
Một số vịnh, biển và đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) từng được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh vào năm 2005.
Vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi).
Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa)
Quần đảo Trường Sa (Nha Trang - Khánh Hòa)
Khách du lịch tới với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ được vui chơi thỏa thích tại các khu nghỉ dưỡng, khám phá sự quyến rũ của những biển đảo hoang sơ, tự nhiên mà còn có cơ hội tìm hiểu những di sản văn hóa rất đặc trưng với quần thể đền tháp Champa huyền bí hay những danh lam thắng cảnh, di tích mang giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh và nghỉ dưỡng. Trong đó, Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa thế giới.
Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Khu Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Có thể nói, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tài nguyên du lịch dồi dào, đặc biệt là du lịch biển, đảo với nhiều sản phẩm phong phú, đặc sắc được khai thác phục vụ thị trường khách quốc tế cũng như nội địa.
+ Khó khăn
Tuy nhiên, với tài nguyên du lịch đầy hấp dẫn như vậy nhưng hoạt động du lịch tại duyên hải Nam Trung Bộ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ở một số địa phương, như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận hoặc một số tỉnh đã có thương hiệu du lịch mạnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam lại đối mặt với vấn đề về quy hoạch, ô nhiễm môi trường du lịch biển... vì thế khách du lịch đến duyên hải Nam Trung Bộ khá thấp. Theo thống kê 5 năm từ 2005-2009, cả vùng ước đón hơn 2 triệu lượt khách nội địa, chiếm 15,15% tổng lượt khách cả nước. Trong khi đó, chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh đã có gần 3 triệu lượt khách, chiếm 29,55% lượt khách cả nước.
Khai thác rong mơ ồ ạt gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái biển ở huyện đảo Lý Sơn
Rác thải khu vực ven bờ Cà Ná – Phước Diêm
+ Biện pháp khắc phục
- Lấy công nghiệp làm trọng tâm đột phá phát triển kinh tế vùng theo hướng sắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với tài nguyên các cảng nước sâu, hình thành các khu công nghiệp tập trung, trước hết là dải Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh về công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu, coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ kết hợp quy mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động
- Tập trung phát triển ngành kinh tế biển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh nuôi trồng thuỷ, hải sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với xây dựng các khu công nghiệp tập trung Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang- Cam Ranh
- Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức.
- Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bảo vệ sinh thái bền vững; giải quyết vững chắc an toàn lương thực, tập trung phát triển nhanh một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày; Phát triển chăn nuôi đại gia súc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng, gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái.
- Đi đôi với phát triển kinh tế, chú ý phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở xã hội, bảo vệ sức khoẻ, chống ô nhiễm môi trường, nhất là tại những vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; cải thiện điều kiện sống và hạ tỷ lệ tăng dân số với mức 0,1% /năm. Phát triển Kinh tế - Xã hội phải gắn với củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia.
Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi bài thuyết trình của nhóm chúng em
Các thành viên của nhóm:
1. H’ MiZi Niê
2. Phạm Ngọc Mai Thi
3. Muộn Bùi Mạnh Tân
4. Trần Hoàng Kim Ngân
5. Trần Gia Bảo
6. Phan Khánh Như
7. Lê Hoàng Diệu Linh
8. Võ Minh Hoàng
9. Trần Nhật Huy
10. Trần Thị Hồng Ngân
11. Trần Thị Thu Huyền
12. H’ Zuyệt Niê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)