Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Uyên | Ngày 28/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 24:
VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo)
NỘI DUNG
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Nông nghiệp
2. Công nghiệp
3. Dịch vụ
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1. Nông nghiệp
- Năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước.
Bảng lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 1995 – 2009 (Kg/người)
Biểu đồ lương thực có hạt bình quân đầu người
thời kì 1995 - 2009
Dựa vào biểu đồ trên, các em hãy nhận xét lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước?
Qua hình ảnh và kiến thức đã được học từ bài trước, em hãy nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
1. Nông nghiệp

Dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi trồng lúa chủ yếu của Bắc Trung Bộ.
Vùng đất cát pha duyên hải trồng cây công nghiệp hàng năm.
Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò.
Vùng ven biển phía đông phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
1. Nông nghiệp
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa của việc trồng rừng ở
Bắc Trung Bộ?
Trồng rừng
Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)
2. Công nghiệp
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của
Bắc Trung Bộ thời kì 1995 – 2009 (giá so sánh 1994)
Dựa vào biểu đồ trong SGK kết hợp với biểu đồ trên bảng, em hãy nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp
ở Bắc Trung Bộ?
Nhà máy xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa)
Nhà máy xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)
2. Công nghiệp
Thanh Hóa
Vinh
Huế
LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Chia lớp thành 3 nhóm, dựa vào lược đồ 24.3 các em hãy thảo luận về các vấn đề sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu quy mô, cơ cấu các ngành của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa.
Nhóm 2: Tìm hiểu quy mô, cơ cấu các ngành của trung tâm công nghiệp Vinh.
Nhóm 3: Tìm hiểu quy mô, cơ cấu các ngành của trung tâm công nghiệp Huế.
Thanh Hóa, Vinh, Huế là 3 trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ.
3. Dịch vụ
Quan sát hình 24.3 trong SGK, xác định
vị trí các quốc lộ
7, 8, 9 và nêu
tầm quan trọng của các tuyến đường này?
Quốc lộ 7
Quốc lộ 8
Quốc lộ 9
LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3. Dịch vụ
Bắc Trung Bộ là vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ và các tỉnh phía nam, là địa bàn trung chuyển hàng hóa và hành khách giữa 2 miền Nam và Bắc; từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra Biển Đông và ngược lại.
Du lịch cũng đang phát triển, số lượng khách du lịch tới Bắc Trung Bộ ngày càng tăng nhanh.
Cố đô Huế
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Em hãy kể tên một số địa điểm du lịch
nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ?
Ngôi nhà Bác Hồ tại Kim Liên (Nghệ An)
Cầu Hiền Lương (Quảng Trị)
Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình)
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ
Dựa vào
lược đồ 24.3, em hãy xác định vị trí của 3 trung tâm kinh tế?
Thanh Hóa
Vinh
Huế
LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ
Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn ở phía bắc của Bắc Trung Bộ.
Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ.
Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước.
Câu 1: Những khó khăn của vùng Bắc Trung Bộ
trong sản xuất nông nghiệp?
Chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, ít màu mỡ.
Chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn hán, cát lấn.
Tất cả các ý trên.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 2: Cơ cấu kinh tế nổi bật của vùng Bắc Trung Bộ là:
a) Công nghiệp b) Nông - Lâm - Ngư
c) Nông nghiệp d) Nông - Lâm

Cảm ơn các bạn
đã quan tâm theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)