Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Thị Kiều Thu | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
(Tiếp theo)
MÔN: ĐỊA LÝ 9
Kiểm Tra Bài Cũ
1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ở vùng Bắc Trung Bộ? (8đ)
– Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: 
+ Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn. 
+ Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ. 
+ Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như động Phong Nha – Kẻ Bàng, nhiều bãi tắm nổi tiếng.
+ Vùng có nhiều di sản văn hoá , lịch sử là tài nguyên cho du lịch phát triển.

– Khó khăn: 
+ Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay).
+ Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh,thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm. Thời tiết trong vùng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
+ Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc thường có lũ vào mùa mưa.
Kiểm Tra Bài Cũ
2. Em hãy nêu sự phân bố các dân tộc ở vùng này? (2đ)
Dân tộc Kinh phân bố ở các đồng bằng ven biển.
Dân tộc ít người phân bố ở các miền núi, gò đồi,….
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
(Tiếp theo)
MÔN: ĐỊA LÝ 9
Vùng bắc Trung Bộ có những nghành kinh tế nào?
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
Cho biết, tình hình sản xuất nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ như thế nào?
Năng suất lúa, ngô bình quân theo đầu người thấp so với cả nước.
Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất lúa nên các tỉnh ở các đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hã Tĩnh là nơi sản xuất lúa chủ yếu của vùng.
Một số cây công nghiệp như: lạc, vừng,….được trồng nhiều trên vùng đất cát pha duyên hải.
Vùng gò đồi trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò.
Các vùng ven biển phát triển nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
Chương trình trồng rừng trọng điểm, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp
Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng?
Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.
Khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,..)
Dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, đặc biệt ở vùng gò đồi phía tây.
Đất trống đồi trọc, đất xấu
Lũ lụt
Hạn hán
Nhìn vào biểu đồ cho biết, cây lương thực có hạt ở Bắc Trung Bộ so với cả nước như thế nào?
- Cây lương thực có hạt ở Bắc Trung Bộ so với cả nước thấp, tăng chậm qua từng năm.
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?
Ý nghĩa của việc trồng rừng:
- Phòng chông lũ quét.
Hạn chế bão, lũ lụt.
Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.
Hạn chế tác hại của gió Tây Nam.
Bảo vệ môi trường sinh thái.

– Cây lương thực: năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp. Do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, có nhiều thiên tai về thời tiết. Cần có biện pháp thâm canh trong sản xuất lương thực.
– Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
– Triển khai mô hình kết hợp nông lâm ngư nghiệp xây dựng hồ chứa nước, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
2. Công nghiệp:
Dựa vào hình 24.3, cho biết các nghành CN?
Cơ khí
SX vật liệu xây dựng
Chế biến lâm sản
SX hàng tiêu dùng
Chế biến lương thực, thực phẩm.
Nhìn vào biểu đồ, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Thời kì 1995 - 2002, giá trị sản xuất công nghiệp tăng tương đôi đều và tăng gần 2,7 lần.
Trong vùng ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất?
Phát triển nhất là :
+ Công nghiệp khai khoáng.
+ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Dựa vào hình 24.3 em có nhận xét gì sự phân bố các trung tâm công nghiệp?
+ Các trung tâm công nghiệp tập trung vùng ven biển.
Các trung tâm công nghiệp
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
2. Công nghiệp:
Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa phương.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
3. Dịch vụ:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết, hãy nhận xét ngành dịch vụ?
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
IV – Tình hình phát triển kinh tế:
3. Dịch vụ:
- Dịch vụ ngày càng phát triển đặc biệt là dịch vụ du lịch biển thu hút khách trong và ngoài nước.
Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc và giữa nước ta với Lào.Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
Du lịch cũng bắt đầu phát triển nhờ vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc.
Đường Hồ Chí Minh
HẦM ĐÈO HẢI VÂN
CUNG ĐÌNH HUẾ
BÃI BIỂN LĂNG CÔ
PHONG NHÀ KẺ BÀNG
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
V- Các trung tâm kinh tế:
Hãy cho biết các trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng?
THÀNH PHỐ THANH HÓA
THÀNH PHỐ HUẾ
THÀNH PHỐ VINH
BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
V- Các trung tâm kinh tế:
– Thanh Hoá: là trung tâm công nghiệp lớn phía Bắc.
– Vinh: là hạt nhân trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
– Huế: là trung tâm du lịch lớn (di sản văn hoá thế giới).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Kiều Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)