Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Thủy | Ngày 28/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
Nhóm thực hiện : Tổ 2
GVHD : Thầy Bùi Vũ Thanh Nhật
I. KHÁI QUÁT
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG
IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
V. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU
VI. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA QUỐC TẾ TRONG KHU VỰC VÀ QUỐC GIA CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ
VI. KẾT LUẬN
I. KHÁI QUÁT
Nằm ở vị trí trung gian của đất nước, là cầu nối giữa hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)
Gồm có 6 tỉnh thành trực thuộc trung ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi
Tổng diện tích 34.743 km2 , dân số 5,58 triệu người (2002)
Phía Bắc của vùng giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Bình Định và Kon Tum, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển.
Là mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dài lịch sử
Sông Gianh (Quảng Bình) là giới tuyến trong suốt thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh (non một thế kỉ)
Sông Bến Hải (Quảng Trị), suốt 20 năm là ranh giới phân chia hai miền Nam - Bắc
Sông Gianh - Quảng Bình
Cầu Hiền Lương nối qua sông Bến Hải
Việc hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, giữa hai đơn vị kiến tạo lớn và là nơi gặp gỡ giữa hai luồng thực vật di cư từ Himalaya qua Vân Nam xuống và từ Malaixia lên đã tạo cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo, muôn hình muôn vẻ.
Khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát, bị chia cắt mạnh thành những vùng nhỏ hẹp, độ dốc lớn
Phía Tây là dãy Trường Sơn với độ cao trung bình 600 - 800m
Khí hậu của vùng này cũng rất phức tạp. Các dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển trở thành ranh giới khí hậu vì thế đã có những nét khác biệt giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa Huế và Đà Nẵng.
Nghệ Tĩnh mang khí hậu miền Bắc
Quảng Bình mang những nét khí hậu miền Nam.
Huế mưa nhiều vào thu - đông
Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như lũ lụt, bão và gió Lào khô nóng
Sông ngòi ở vùng này thường ngắn và dốc, lớp phủ thực vật rừng phong phú, nhiều lâm sản, chim thú quí hiếm.
Biển có nhiều bãi cát phẳng, đẹp vào loại nhất cả nước. Trong lòng biển là nguồn tài nguyên hải sản phong phú, nguồn thực phẩm dồi dào.

Đảo Cồn Cỏ, cù lao Chàm đã là những địa danh nổi tiếng.
Âu tàu ở đảo Cồn Cỏ
Đảo Cồn Cỏ nhìn từ độ cao 63m
Có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, trong đó có nhiều di sản thế giới nhất so với các vùng du lịch trong cả nước: cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc cung đình Huế
Bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng này đang thay đổi từng ngày, góp phần biến tiềm năng du lịch thành hiện thực và ngược lại
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH
Tiềm năng du lịch tự nhiên

1.1. Địa hình
Địa hình miền núi:
Gắn với cấu trúc sơn văn Trường Sơn Bắc, đại bộ phận là núi thấp kéo dài từ Tây Nghệ An tạo thành một dải hẹp chạy dọc biên giới Việt Lào với các đỉnh cao trên 1.000m như động Ngài (1.774m), núi Mạng (1.708m) và một số đỉnh cao trên 2.000m.
Địa hình tương đối dốc (thường trên 250m), có hệ thống đèo dạng yên ngựa và có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang (Quảng Bình), dãy núi Thày với đèo Lý Hòa, dãy Bạch Mã với đèo Hải Vân.
Vùng núi đá vôi Kẻ Bàng - Khe Ngang, độ cao trung bình ở Kẻ Bàng là 900m, Khe Ngang là 600m. Tại đây có một hệ thống hang động đẹp nhất Việt Nam - động Phong Nha
Động Phong Nha
=> Địa hình miền núi ở VDLBTB tuy hiểm trở nhưng cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là việc tổ chức du lịch thể thao mùa đông, du lịch thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái.
Hệ thống đồng bằng ven biển:
Gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp kéo dài theo bờ biển
Đồng bằng hẹp, kẹp giữa một bên là đồi, bán bình nguyên, một bên là đầm phá và cồn cát như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai
=> Đây là vùng du lịch có hệ sinh thái đầm phá điển hình không chỉ có giá trị khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch
Phá Tam Giang
Địa hình bờ biển
Đường bờ biển dài hơn 400km, có độ dốc trung bình từ 2 – 300
Bờ biển có nhiều điều kiện để xây dựng các cảng như cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Dung Quất
Các bãi biển đẹp, thoải, bãi cát trắng mịn thuận lợi cho việc nghỉ ngơi và tắm biển như Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế), vịnh Nam Ô, Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Địa hình đảo
Có nhiều đảo có giá trị cho hoạt động du lịch biển như Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Lý Sơn... ngoài ra còn hàng chục hòn đảo khác có ý nghĩa về mặt quốc phòng, kinh tế cũng như đối với du lịch như quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
Địa hình Karst
Trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) với tổng chiều dài các hang động lên tới 73km
Trong các hang động trên, động Phong Nha có giá trị du lịch nhất
Mới đây nhất có 3 hang động mới được tìm thấy ở Quảng Bình. Ba hang động này có tên gọi là hang Tố Mộ nhỏ, Tố Mộ lớn và động Tú Làn
Cảnh đẹp trước cửa động Tú Làn
1.2.Khí hậu
Có khí hậu khá độc đáo, về mùa đông còn chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định của gió mùa đông bắc
Dãy núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân chạy lan ra biển là ranh giới tự nhiên tạo nên sự phân hoá khí hậu rõ nét nhất và dễ nhận thấy nhất giữa hai tiểu vùng: tiểu vùng du lịch phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) và tiểu vùng du lịch phía Nam (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi)
Tiểu vùng du lịch phía Bắc về mùa đông vẫn chịu ảnh hưởng không khí lạnh, còn tiểu vùng phía Nam hầu như không có mùa đông
Núi Bạch Mã
Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm từ 8.5000C đến 9.0000C
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 – 250C. Tháng lạnh nhất là tháng 1
Là vùng có lượng mưa lớn nhất toàn quốc, trung bình năm từ 2000 - 2500mm
VDLBTB một năm có ba tháng có điều kiện khí hậu rất thuận lợi với sức khoẻ con người là vào tháng 12, 1 và 2 (nhiệt độ trung bình tháng từ 15 – 240C). Bốn tháng: 3, 4, 10 và 11 có điều kiện tương đối thích hợp cho sức khoẻ con người, có khả năng thuận lợi cho hoạt động du lịch. Các tháng còn lại: 5, 6, 7, 8 và 9 thời tiết rất oi bức (nhiệt độ thường từ 28 - 29,50C). Tuy nhiên những tháng này lại thuận lợi cho hoạt động du lịch biển.
So với các vùng du lịch khác, VDLBTB có khí hậu khắc nghiệt nhất. Thiên tai thường xuyên xảy ra: mưa bão kèm theo lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng... gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
1.3. Thủy văn


Một số hồ có giá trị du lịch: hồ Phú Ninh, phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), vịnh Nam Ô (Đà Nẵng)
b. Nước ngầm
Vùng du lịch này có tương đối nhiều điểm nước nóng, nước khoáng có giá trị đối với du lịch, nghỉ dưỡng...
a. Nước mặt
Toàn cảnh đầm Cầu Hai
1.4. Tài nguyên sinh vật
Rừng có nhiều lâm sản quí hiếm
Tài nguyên sinh vật của vùng tương đối phong phú và đa dạng
Biển lắm cá nhiều tôm, nhiều loại hải sản có giá trị được du khách ưa chuộng.
Tài nguyên du lịch núi, đèo: Bạch Mã, Bà Nà, đèo Hải Vân, đèo Ngang, bán đảo Sơn Trà.
Đèo Hải Vân
Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao
Tài nguyên du lịch hang động: Phong Nha, Ngũ Hành Sơn.
Động Phong Nha
Núi Ngũ Hành Sơn
Tài nguyên du lịch sông hồ: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, sông Hương, Vịnh Nam Ô, (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng).
Sông Hương
Sông Hàn
Tài nguyên du lịch biển: Cửa Tùng (Quãng Trị), Bãi đã nhảy (Quảng Bình), bãi tắm Thuận An, Lăng Cô (Huế), Non Nước, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam)…
Bãi Đá Nhảy
Biển Non Nước
2. Tiềm năng du lịch nhân văn

2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc
VDLBTB có khoảng trên 700 di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật (trong đó có khoảng hơn 140 di tích được xếp hạng). Mật độ trung bình 2 di tích/km2
Đặc sắc nhất của vùng du lịch này là những di tích kiến trúc nghệ thuật. 3 di sản có giá trị kiến trúc nghệ thuật rất cao đó là cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Phố cổ Hội An
=> Nhìn chung các di tích ở VDLBTB có nhiều thể loại và cấp độ giá trị phục vụ du lịch khác nhau, cần đánh giá đầy đủ và qui hoạch hợp lí để khai thác tối đa giá trị của các di tích, đồng thời có kế hoạch bảo vệ, tôn tạo nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững.
2.2. Lễ hội và văn hoá dân gian
Lễ hội:
Có nhiều lễ hội đặc sắc
Lễ hội mang tính cung đình như hội lễ Tế Giao, hội Hổ Quyền (Huế). Những lễ hội dân gian tuy gắn với tập tục, tín ngưỡng nông nghiệp như ở các vùng khác trong cả nước, như lễ hội tưởng nhớ thành hoàng ở Phò Trạch, Thái Dương; lễ hội tưởng niệm vị tổ sư ngành dệt, ngành rèn, ngành kim hoàn... song cũng có những nét riêng
Có lễ hội tín ngưỡng đã trở thành nổi tiếng trong vùng và cả nước như hội lễ Điện Hòn Chén.
Ca múa nhạc:
Mang đậm sắc thái riêng, thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Bắc và Nam, giữa văn hoá Việt và văn hoá Chăm Pa, văn hoá Khơme Nam Bộ
Loại hình nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Di sản của nhân loại.
Hiện nay loại hình ca múa nhạc ở vùng du lịch này đã được khai thác phục vụ du lịch khá hiệu quả (như hình thức múa hát du thuyền trên sông Hương...)
Ẩm thực:
Ngoài các món ăn cầu kỳ kiểu cung đình hiện đang được khai thác phục vụ du khách ở Huế, còn có nhiều món ăn dân dã được ưa chuộng như nước mắn Ô Nam, yến sào Cù Lao Chàm, mứt gừng Đức Phổ, mạch nha Thi Phổ, bún bò Huế, cơm hến, chè Huế...
Nghề thủ công truyền thống:
Quảng Bình :nón Ba Đồn và các hàng mây tre đan.
Huế : nón bài thơ, các hàng đúc, chạm trổ, điêu khắc tinh vi.
Người Hương Trà có nghề dệt vóc, sa, lĩnh, gấm trừu cải hoa, nghề làm mũ với các hình thêu đính các hạt vàng, bạc, hổ phách...
Đà Nẵng :sản phẩm điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn.
Hội An với nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ...
Di sản văn hoá thời Nguyễn: Tử Cấm Thành. Lăng tẩm, cảnh quan xung quanh Huế, di tích dọc sông Hương, khu nhà vườn.
Di sản văn hoá Chăm: Mỹ Sơn (cố đô Chăm Pa), Trà Kiệu, bảo tàng Chăm, đô thị cổ Hội An (cảng Chăm).
Di sản văn hoá các dân tộc ít người: A Lưới, A Sầu, Hương Hoá, (Quãng Trị), Cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Các di tích chống Mỹ cứu nước: Vĩnh mốc, Hiền Lương Đường 9, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn (Quãng Trị). Các sân bay: Phú bài, Nước mặn, Chun Lai…
Thành phố, đô thị cổ: Huế, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn là những – di sản văn hoá thế giới.
2.3. Các bảo tàng

III. CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Giao thông vận tải
Nằm giữa tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam
VDLBTB có điều kiện để phát triển mạng lưới giao thông vận tải với tất cả các hệ thống giao thông từ đường ô tô, đường biển, đường sắt đến đường hàng không.
Từ cảng quốc tế Đà Nẵng, có thể thông thương dễ dàng với các cảng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các cảng khác dọc theo bờ biển trong nước
Toàn cảnh cảng quốc tế Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ thứ ba cả nước, trực tiếp đưa đón khách quốc tế và là điểm dừng chân thuận lợi trên đường bay của một số hãng hàng không quốc tế
Một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị, Quảng Ngãi trong một mức độ nhất định, có thể hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch.
Hệ thống giao thông đường sắt và đường ô tô phát triển chủ yếu theo hướng song song với bờ biển : quốc lộ 1A, một phần đường HCM, đường số 9
Cửa khẩu Lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế (1993) càng tạo thuận lợi cho việc đón du khách theo đường bộ từ Lào và Thái Lan sang.
Quốc lộ 1A
Cửa khẩu Lao Bảo
Đường giao thông đến các huyện lị trong vùng đang được chú ý nâng cấp. Đường sắt xuyên Việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch chủ yếu trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
2. Hệ thống cung cấp điện nước cho vùng còn gặp nhiều khó khăn
3. Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông vẫn còn ở trình độ thấp, trừ một số thành phố lớn.
IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch ở vùng du lịch này còn ở tình trạng thấp kém
Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Hội An và trong tương lai sẽ là Đông Hà.
Các khu vui chơi giải trí của vùng còn ít về số lượng, kém về chất lượng. Các cơ sở phục vụ du lịch khác còn hạn chế.
SunSpa resort- Quảng Bình
Khách sạn Phương Đông- Đà Nẵng
V. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU
1. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
- Sản phẩm du lịch đặc trưng là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo hoặc duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ hay điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo.
- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động và quá cảnh qua hành lang Đông Tây.
- Một số sản phẩm có thể khai thác bao gồm:
+ Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống: di sản văn hoá thời nhà Nguyễn ở Huế, di sản văn hoá Chăm ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Tham quan nghiên cứu các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
+ Nghỉ dưỡng, giải trí ở các cảnh quan ven biển, hồ, núi và hang động.
+ Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.
+ Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).
2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Các khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá truyền thống
+ Di sản văn hoá thời Nguyễn tập trung ở Huế và các vùng phụ cận: Cấm Thành, khu lăng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng quanh Huế và các di tích dọc sông Hương.
Cấm Thành Huế
Chùa Thiên Mụ – 1 di tích dọc sông Hương
+ Di sản văn hóa Chàm như Mỹ Sơn (Cố đô Chàm), kinh thành Trà Kiệu, Bảo tàng Chàm, đô thị Hội An (Cảng Chàm cũ) và các thành cổ Quảng Trị, Đồng Hới.
Di tích Trà Kiệu
Thánh địa Mỹ Sơn
+ Di sản văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện vùng cao như A Lưới, Hiên, Giằng, Hương Hoá, khu công giáo La Văng (Hải Lăng, Quảng Trị), cụm chùa Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
- Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Cửa Tùng (Quảng Trị), Đèo Ngang - Lí Hoà, Bãi đá nhảy (Quảng Bình), Mỹ Khê (Quảng Ngãi).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng và giải trí vùng sông hồ: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), hồ Phú Ninh, vịnh Nam Ô (Đà Nẵng), sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), núi Bà Nà (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lí Hoà, bán đảo Sơn Trà.
+ Cảnh quan núi đá, hang động: động Phong Nha (Quảng Bình) - động lớn nhất ở Việt Nam.
- Khu vực tập trung nhiều di tích thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
+ Cụm Vĩnh Mốc - Hiền Lương (Quảng Trị), địa đạo, di tích ở ranh giới tạm thời chia cắt giữa hai miền đất nước trên sông Bến Hải thời kì chống Mỹ.
Địa đạo Vĩnh Mốc
Cầu Hiền Lương
+ Cụm quốc lộ 9: Cửa Việt, sân bay Ái Tử, Cam Lộ (Quảng Trị), căn cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn và đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn.
Chứng tích Khe Sanh
Đường mòn HCM
+ Cầu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cửa Thuận An, bán đảo Sơn Trà.
Cầu Thạch Hãn
Bãi Biển Thuận An
+ Các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai (Quảng Nam), Phú Bài (Huế).
Sân bay Phú Bài
Sân bay Chu Lai
- Thành phố cổ
+ Huế: thành phố cảnh quan, bố cục hài hoà, có hệ thống di tích thời Nguyễn.
+ Hội An: Cảng Chàm cũ, đã dược Nhà nước công nhận là thành phố cổ cần bảo vệ và được xếp vào danh mục di sản thế giới (01 - 12 - 1999).
- Các khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá truyền thống.
Di sản văn hoá thời Nguyễn tập trung ở Huế và các vùng phụ cận: Cấm Thành, khu lăng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng quanh Huế và các di tích dọc sông Hương, các khu nhà vướn theo kiểu cung đình.
VI. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA QUỐC TẾ TRONG KHU VÀ QUỐC GIA CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1. Động Phong Nha
Nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc.
Động có chiều dài 7.729m gồm 14 hang.
Nơi đây tập trung 1200 loài thực vật, 140 loài thú, 356 loài chim, 71 loài bò sát, 32 loài lưỡng cư, trên 60 loài cá và 270 loài bướm, trong đó có 10 loài linh trưởng và động thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2003, tổ chức UNESCO đã công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.
Động Phong Nha
2. Điểm du lịch Quảng Trị
2.1. Thành cổ Quảng Trị
Cách thị xã Đông Hà 12km về phía Nam địa bàn xã Thạch Hãn (huyện Hải Lăng cũ) nay thuộc huyện Triệu Hải.
Thành được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 4 (1824)
Thành có 4 cửa theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Thành xây bằng gạch có chu vi là 1.942m, cao 4m, dày 12m. Phía ngoài được bao quanh bởi hàng rào sâu.
Cổng thành cổ Quảng Trị
2.2. Địa đạo Vĩnh Mốc
Nằm trên địa phận của xã Vĩnh Mốc, huyện Vĩnh Linh.
Được xây dựng từ năm 1965, sau 18 tháng thì hoàn thành.
Là 1 hệ thống liên hoàn nối kết nhau bằng 13 cửa ra vào
Địa đạo gồm 3 tầng, Có 4 giếng thông hơi, 2 đài quan sát và 3 giếng nước
Hệ thống đường hầm với chiều dài khoảng 1700m và hàng ngàn mét giao thông hào, đường hào
Cửa vào hang Vịnh Mốc
2.3. Nghĩa trang Trường Sơn
Cách thị xã Đông Hà 35 km, về phía Tây theo đường 75
Được khởi công xây dựng và ngày 20/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/04/1977
Tổng diện tích là 106 ha, với 10.327
Có bia công tích gồm 2 mặt, 1 mặt ghi lời các đồng chí lãnh đạo nói về đường mòn Hồ Chí Minh, mặt kia ghi tóm tắt công trạng của Trường Sơn và bộ đội Trường Sơn
Một góc khuôn viên nghĩa trang Trường Sơn
3. Đường mòn Hồ Chí Minh

Ngày 15/9/1959, tuyến vận tải chiến lược – quân sự Đường mòn Hồ Chí Minh được thành lập, là giao tuyến vận tải đặc biệt từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam trong suốt hàng chục năm đánh giặc.
Đường mòn Hồ Chí Minh
4. Các điểm du lịch ở cố đô Huế
4.1. Kinh thành Huế và Đại nội
Kiến trúc theo kiểu Pháp kết hợp với kiểu kiến trúc Phương Đông, chu vi 10km, xây dựng vào năm 1805 bằng đất và gạch
Có 10 cửa đường bộ và 2 cửa đường thuỷ.
Quanh thành có hào và các cửa đều có cầu đá bắc qua.
Mặt thành có 24 pháo đài, trong thành có sông Ngự Hà
Toàn bộ khu vực này có 7 công trình. Hiện còn đủ nhưng bị hư hỏng nghiệm trọng.
Cấm thành: Có mặt bằng gần vuông, cao 3,7m, mặt trước và sau dài 324m; mặt trái và phải dài 290m
Hệ thống kiến trúc ở Ðại Nội đã được hoạch định theo những nguyên tắc chặt chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả đều nhất quán.
Một số công trình đã bị hư hỏng do thiên tai, khí hậu khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá, các di tích quý này hiện nay đang được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để phục hồi, tôn tạo lại từng bước.
Đại nội Huế
Một góc Tử Cấm Thành
Đại Nội Huế
4.2. Lăng tẩm 7 đời vua nhà Nguyễn
a. Lăng Gia Long
Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất.
Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ.
Một góc lăng Gia Long
b. Lăng Minh Mạng ( Hiếu Lăng )
Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm1843 thì hoàn thành
Nằm trên núi Cẩm Khê , gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km
Một góc Lăng Minh Mạng
c. Lăng Thiệu Trị ( Xương Lăng)
Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành Huế chừng 8 km
Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993
Lăng Thiệu Trị
d. Lăng Tự Đức
Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
Có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn
Một góc lăng Tự Đức
e. Lăng Đồng Khánh
Lăng Đồng Khánh được xây dựng trong 4 đời vua (1888 - 1923) nên vừa mang lối kiến trúc xưa vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu
Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hải, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Cổng lăng Đồng Khánh
f. Lăng Dục Đức (An Lăng)
Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế
Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
An Lăng
Cổng An lăng, bên trong là nơi chôn cất và thờ cúng vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân
g. Lăng Khải Định (Ứng lăng)
Lăng Khải Ðịnh có diện tích nhỏ nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian.
Là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.
Ứng Lăng
Toàn cảnh ngoại thất lăng Khải Định
Bửu tán, tượng nhà vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định
Nghệ thuật ghép sành sứ tại Khải Định lăng
4.3. Khu đàn Nam Giao
Được khởi công xây dựng vào ngày 25/03/1806 trên khuôn viên đất rộng 10 ha ở phía Nam kinh thành Huế
Cấu trúc gồm ba tầng: tầng trên cùng tròn, tầng vuông, ngụ ý trời tròn đất vuông. cả ba tầng cao 4,65m
Di tích tế trời duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Lễ tế vào thượng tuần tháng 2 AL hàng năm. từ thời Thành Thái trở đi thì lễ tế ba năm một lần
Hiện tại đã khôi phục để phục vụ khách tham quan du lịch.
Đàn Nam Giao
4.4. Hổ Quyền
Là một đấu trường được xây dựng vào năm 1932 để tổ chức các trận chiến đấu giữa voi và hổ để vua và các thần xem giải trí.
Tuy không phải là một tác phẩm mỹ thuật hay một kiến trúc tinh xảo nhưng có giá trị là một di tích hiếm của thế giới.
Cách không xa Hổ Quyền có đền Voi Ré - nơi thờ những con coi trung thành chiến đấu lập công trên trận mạc.
Hổ Quyền và Voi Ré sẽ là những điểm thu hút khách khá lớn.
Voi ré
Một góc Hổ Quyền
4.5. Sông Hương và các di tích dọc sông Hương
Là một nơi giải trí trên mặt nước thú vị được khách DL trong và ngoài nước biết đến.
Sông Hương:
Chảy ngang qua các di tích lịch sử như miếu Văn Thánh, chùa Thiên Mụ.
Du khách có thể đi thuyền đến các điểm du lịch như: Lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, hoặc đi dọc sông để ngắm những xóm làng, vườn tược của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Đông Ba, Da Hội, Chợ Vinh, Nam Phổ, Bao Vinh, và ra phá Tam Giang, bãi biển Thuận An… hoặc để thưởng thức các món ăn đặc sản trên sông, kết hợp với nghe ca Huế, ngắm trăng, uống rượu, hoặc tìm hiểu cuộc sống dân dã của dân chài.
Sông Hương
Tòa Thương Bạc: Tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, được vua Tự Đức cho xây dựng năm 1936. Đây là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài.
Được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mặt nền hình bát giác, mái chia 2 tầng lợp ngói lưu ly, cấu trúc thanh nhã, hài hòa với cảnh vật xung quanh.
Tòa Thương Bạc
Văn Miếu : Còn gọi là Văn Thánh Miếu .Là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ.
Miếu được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long và có quy mô uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế.
Văn Miếu Huế
Võ Miếu (Võ Thánh miếu) : được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) thời Minh Mạng tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương.
Đây là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới triều Nguyễn, đây còn là nơi thờ một số danh tướng Trung Quốc.
Võ Miếu
Chùa Thiên Mụ: Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương
Chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng . Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Chùa Thiên Mụ
4.6. Tài nguyên nước khoáng xung quanh Huế:
Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là một khu nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng. Ở đầu nguồn, nước khoáng nóng đến 68ºC, luộc chín trứng gà.
Khu Du lịch Nước Khoáng Nóng Mỹ An, cách trung tâm thành phố Huế 7km trên đường về biển Thuận An, nằm cạnh quốc lộ 49, thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.7. Các lễ hội ở Huế
Lễ hội cung đình gồm:
+ Lễ tế giao.
+ Lễ Đại triều, tiểu triều.
+ Lễ Đăng quan.
+ Lễ Tứ tuần, Đại khánh.
+ Lễ Hưng quốc, Khánh Niệm.
+ Ngày Hổ Quyền.
Các ngày lễ này đang được nghiên cứu để phục vụ cho du khách quốc tế và nội địa.
Lễ hội dân gian truyền thống gồm có:
+ Lễ hội tôn giáo (Lễ Phật Đản, lễ Nôen và lễ điện Hòn Chén).
+ Lễ Cầu Ngư (Thuận An): 12 tháng giêng tại làng Thái Dượng Thượng và Thái. Dượng Hạ (Nay là xã Hương Trà và Thuận An thuộc huyện Phú Vang).Ý nghĩa: Cầu được mùa cá và kỉ niệm ông Trương Quý Công, ông tổ của làng.
+ Lễ điện Hòn Chén: từ 11 – 15/3 AL. Ý nghĩa: lễ hội tín ngưỡng, tế lễ thánh mẫu Thiên YANA, gốc Chăm.
+ Lễ Phật Đản vào ngày 15/4 AL để tưởng niệm đức phật Thích Ca Mâu Ni.
4.8. Âm nhạc, múa, mỹ thuật Huế
Âm nhạc: rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh nhạc cung đình Huế còn có nhạc lễ, nhạc Phật giáo, nhạc đạo Giáo và ca nhạc cổ điển, nhạc cung đình và các điệu hò Huế được du khách đặc biệt ưa thích.
Múa: Bao gồm múa cung đình, múa dân gian, múa tôn giáo, múa sân khấu.
Mỹ thuật gồm nghệ thuật đúc đồng (súng thần công, cửu đỉnh), nghệ thuật ghép sành sứ, nghệ thuật ghép lam, nghệ thuật ghép lam, nghệ thuật chằm nón bài thơ, nghệ thuật kiến trúc nhà - vườn Huế.
4.9. Núi Ngự Bình
Là ngọn đồi cao 105m, hình thang cân, đứng ngay trước mặt Thành Nội như một bức bình phong. Đứng trên núi Ngự, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Huế nên thơ, huyền dịu.
4.10. Đồi Vọng Cảnh
Là ngọn đồi cao 55m đứng soi bóng bên bờ sông Hương, cách thành phố Huế 9km. Từ trên đồi có thể thấy được một cách bao quát vẻ đẹp nên thơ của cảnh quan Huế.
5. Điểm du lịch rừng quốc gia Bạch Mã :
Nằm ở miền Trung  Việt Nam, cách thủ đô Hà nội 680km, thành phố Huế 40km và thành phố Đà Nẵng 65km
VQGBM được thành lập năm 1991 với diện tích 22.031 ha, ngày 02 tháng 1 năm 2008, vườn đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn mở rộng với diện tích vùng lên 37.487ha.
VQGBM đã và đang phục hồi một số biệt thự cũ, đường mòn sinh thái và các cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ việc tham quan, nghiên cứu và nghĩ dưỡng của quý khách gần xa.
Núi Bạch Mã
6. Điểm du lịch Cảnh Dương : Là một bãi biển đẹp nhất ở Thừa Thiên - Huế và có khả năng tổ chức các loại hình du lịch, thể thao hết sức thuận lợi.
Bãi Biển Cảnh Dương
7. Điểm du lịch A Lưới :
Nằm ở phía Tây Nam Huế. Du khách đến A Lưới, ngoài tham quan nghiên cứu những cánh rừng nhiệt đới, còn có cơ hội được tìm hiểu phong tục tập quán và các nếp sinh hoạt độc đáo của đồng bào Pa Cô - Tà Ôi.
8. Bãi biển Thuận An
Nằm cách thành phố Huế 15km là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè
Bãi biển Thuận An
9. Bãi tắm Lăng Cô
Dài khoảng 10km, nằm dọc Quốc lộ 1A. Đến với Lăng Cô du khách sẽ được phục vụ với nhiều loại hình du lịch đa dạng: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã.
Bãi biển Lăng Cô
10. Đèo Hải Vân : được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nằm ở độ cao 496m, đoạn quốc lộ qua đèo Hải Vân dài 20km
Đèo Hải Vân
11. Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ
Hành Sơn
Bán đảo Sơn Trà : được liệt vào danh sách rừng cấm có cảnh trí đẹp. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, rặng Bà Nà - Núi Chúa...
Bán đảo Sơn Trà
Từ chân núi Sơn Trà chạy dài về phía Nam là một dải cát dài 15km có đoạn hình cong như lưỡi liềm (bãi cát Nam Ô), có đoạn kéo dài tới 8km thẳng tắp như Mỹ Khê Bắc, Mỹ An, đến Ngũ Hành Sơn mới chếch ra biển. Nét đặc biệt là chỗ nào bãi tắm cũng tốt, sau bãi tắm là rừng phi lao xanh tốt, phía trước là biển mênh mông, thấp thoáng sương mù buổi sớm là cù lao như hình một chiếc mai rùa nằm giữa biển khơi.
Ngũ Hành Sơn : Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông, gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm.
Ngũ hành sơn từ những góc chụp khác nhau
12. Cù lao Chàm
Cù lao Chàm cách Đà Nẵng 35km, Hiện nay ở Đà Nẵng đã mở tuyến du lịch từ đất liền ra đảo Cù Lao Chàm bước đầu đã thu hút khá đông du khách.
Cù lao Chàm chụp từ nhiều góc độ
13. Khu đô thị cổ Hội An
Hội An là đô thị cổ, cách Đà Nẵng 25km về phía Đông Nam, có diện tích rộng chừng 2km2. Đây là một điểm du lịch độc đáo, đặc biệt quý hiếm ở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.
Hội An
14. Thánh địa Mỹ Sơn
Khu đền tháp thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú - huyện Duy Xuyên - tỉnh Quảng Nam, nằm cách Hội An 45km về phía Tây, cách Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam.  là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.
Thánh địa Mỹ Sơn
THANKS FOR YOUR ATTENTION
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)