Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ bởi Lê Mai | Ngày 28/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Giáo án Địa lý 9
Bài 20:
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
G: Thu hút sự chú ý của HS:
Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì?
Dân cư đông đúc
Sông Hồng đỏ nặng phù sa
Cánh đồng lúa
Chúng ta vào bài hôm nay
Du lịch Tam Đảo
L: Liên quan bài cũ và bài mới:
Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu vùng kinh tế tiếp theo: Vùng đồng bằng sông Hồng, xem vùng này có gì khác so với các vùng khác.
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
O: Kết quả bài học:
Kiến thức:
+ Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý; đánh giá thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ HS nhận thức sâu sắc hơn về một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng: nền văn minh lúa nước, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
- Kỹ năng:
+ Khai thác tri thức từ tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.
+ Đánh giá các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và giải thích một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng.
- Thái độ:
Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của vùng, học tập để xây dựng quê hương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
S: Cấu trúc bài học:
Vùng đồng bằng
sông Hồng
Vị trí địa lý
và giới hạn
lãnh thổ
Điều kiện
tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
Đặc điểm dân
cư, xã hội
S: Kích thích động cơ học tập của HS:
Bảng diện tích và dân số 7 vùng kinh tế (năm 2002)
Nhận xét về diện tích và dân số của Vùng Đồng bằng sông Hồng?
Đây là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và có tầm quan trọng đặc biệt.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao Vùng đồng bằng sông Hồng lại có vị trí quan trọng như vây?
Quan sát Lược đồ tự nhiên Vùng đồng bằng sông Hồng, hãy:
Xác định vị trí, giới hạn của vùng?
Vị trí này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Giới hạn: Phía Tây, Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
- Vị trí: Là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và có vai trò đặc biệt trong phân công lao động của cả nước.
- Ý nghĩa:
+ Thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng và quốc tế.
+ Có đầy đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và kinh tế biển.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Quan sát Lược đồ tự nhiên Vùng đồng bằng sông Hồng và:
Kể tên các loại đất và sự phân bố? Đất nào chiếm diện tích lớn nhất? Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của vùng?
Đặc điểm các tài nguyên: Khí hậu, nước, khoáng sản và biển? Thuận lợi và khó khăn của từng loại tài nguyên?
( Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1 - Đất, Nhóm 2 – Khí hậu và nước, Nhóm 3 – Khoáng sản, Nhóm 4 - Biển )
- Đất phù sa là tài nguyên quý giá nhất. Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt nghề trồng lúa nước.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, trồng cây vụ đông.
- Khoáng sản: chủ yếu là đá xây dựng, dầu khí, than nâu. Đây là điều kiện để phát triển công nghiệp.
- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng: sinh thái, hang động, nghỉ mát…
- Tài nguyên biển thuận lợi cho phát triển kinh tế hướng ra biển.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất phù sa
Khoáng sản
Đảo Cát Bà
Bãi tắm Đồ Sơn
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
Quan sát Hình 20.2 – SGK:
So sánh mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng với Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Cả nước?
Từ đó nêu thuận lợi và khó khăn của dân cư đối với phát triển kinh tế của vùng?
- Là vùng có dân cư đông đúc nhất cả nước, mật độ dân số gấp 5 lần mức trung bình của cả nước.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào có trình độ: kinh nghiệm thâm canh nông nghiệp, nghề thủ công.
- Khó khăn: dân số đông tạo sức ép cho nền kinh tế, đời sống xã hội, môi trường, tài nguyên: thất nghiệp, tệ nạn xã hội…
Bảng 20.1: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Hồng
Dựa vào các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội và kết cấu hạ tầng nông thôn, hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng?
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng khá cao
Hạ tầng nông thôn. Đường làng trải bê tông
Người cao tuổi
Đê sông Hồng
Khó khăn cần khắc phục và phương hướng phát triển bền vững?
Thất nghiệp
Công nghiệp hoá nông thôn
- Khó khăn: Tỉ lệ dân nông thôn cao, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm: mật độ dân số quá cao, tỉ lệ thất nghiệp cao… đời sống chậm được cải thiện.

- Phương hướng phát triển: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

O: Kiểm tra kết quả học tập của HS
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đánh giá vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn mà điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mang lại cho sự phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng?
Câu 3: Đặc điểm dân cư, xã hội và những khó khăn mà vùng Đồng bằng sông Hồng phải giải quyết? Phương hướng?
Thông tin cho GV về câu trả lời của HS.

- Thông tin từ HS này đến HS khác để chuẩn xác câu trả lời của HS.

F: Thông tin phản hồi:
F: Tương lai của bài học:
Làm bài tập 2 và 3 – SGK, trang 75.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)