Bài 2. Làm quen với chương trình và NNLT

Chia sẻ bởi Lê Thị Ánh Tuyết | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Làm quen với chương trình và NNLT thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


Tuần 2
Tiết 3 Bài 2
Ngày dạy: 03/09/2010

I. MỤC TIÊU
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh;
Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định;
Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khóa;
Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh
Xem bài trước, biết chương trình gồm mấy phần, các quy tắc khóa…
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thực hiện tiết dạy này GV sử dụng các phương pháp:
Trực quan
Đặt và giải quyết vấn đề
Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
GV: kiểm diện sĩ số học sinh
HS: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
a) Câu hỏi:
Viết chương trình là gì?, tại sao cần viết chương trình?
Ngôn ngữ lập trình là gì? Để viết được 1 chương trình em cần thực hiện mấy bước? Cho biết kết quả từng bước?
Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người làm như thế nào?
b) Đáp án:
1. Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng
2. Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình
- Chương trình làm nhiệm vụ dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy và chúng ta gọi là chương trình dịch
Để viết 1 chương trình gồm 2 bước:
+ B1: cho kết quả là danh sách các lệnh.
+ B2: cho kết quả là 1 tệp có thể thực hiện trên máy tính.
Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.
3/ Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

* HĐ1:Tìm ví dụ về chương trình
GV: chiếu hình 6 cho HS quan sát

Hình minh hoạ việc viết và chạy một chương trình cụ thể trong môi trường lập trình Turbo Pascal.
Sau khi dịch, kết quả chạy chương trình là dòng chữ “Chao cac ban” in ra trên màn hình.
HS: đếm xem có bao nhiêu dòng( 5 dòng
GV: Các dòng có giống nhau không?
HS: không.
GV: thực tế chương trình không chỉ vài dòng mà hàng nghìn thậm chí hàng triệu dòng lệnh và các lệnh được viết như thế nào ta sang phần 2
* HĐ2: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
GV: mời 2 HS ghi lần lượt 2 bản chữ cái Anh, Việt lên bảng.
GV: Vậy các em hãy quan sát lại xem ngôn ngữ lập trình được sử dụng là bảng chữ cái nào trong 2 bảng đã viết?
HS: Ngôn ngữ lập trình sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh
GV: Đúng vậy, NNLT sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh ngoài ra còn có các kí hiệu khác như phép toán (+,-,*,/…), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy , dấu chấm phẩy …
Hầu hết các kí tự trên bàn phím.
HS: Lắng nghe
GV: giới thiệu một số qui tắc qui định cách viết chương trình
Minh họa hình 6:
-Tên chương trình: không có dấu cách
-một số lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
-cụm từ nằm trong dấu ngoặc đơn…
Nếu viết sai qui tắc chương trình dịch sẽ nhận biết và thông báo lỗi.
* HĐ 3: Tìm hiểu về Từ khóa và tên
GV: Y/C học sinh quan sát lại hình 6
HS: quan sát, lắng nghe
GV: Ta thấy có các từ như: program, uses, begin, end,… đó là những từ khóa.
GV: Ngoài các từ khóa chương trình còn có: CT_Dau_Tien, Crt,… đó là các tên.
+tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
+Tên không được trùng với từ khóa
+Nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu
1. Ví về chương trình














2. Ngôn ngữ lập trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ánh Tuyết
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)