Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tho | Ngày 14/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần: 2 Tiết: 3-4
ND: 27/08/2013


1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Biết ngôn ngữ chương trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- HS hiểu: tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các qui tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá..
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Viết đúng tên
- HS thực hiện thành thạo: Phân biệt được các từ khoá, tên .
1.3 Thái độ
- Thói quen: Nghiêm túc khi học tập, sử dụng phòng máy
- Tính cách: Thích trình trên máy tính
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Cấu trúc chung của một chương trình, phân biệt từ khóa và tên
3.CHUẨN BỊ :
3.1- Giáo viên: Phòng máy
3.2- Học Sinh: Chuẩn bị bài mới
4. CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm diện học sinh:
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Chương trình là gì?Vì sao phải viết chương trình?
Đáp án: Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Vì một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính
.
Câu hỏi 2: Phân biệt ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình?
Đáp án: Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, được gọi là ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
4.3.trình bài học

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: 20’
Mục tiêu: tim hiểu về ví dụ của chương trình
GV giới thiệu về một chương trình đơn giản.
- HS: lắng nghe và ghi chép.

- GV giải thích các câu lệnh trong chương trình.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
- GV lưu ý cho HS các lệnh được sử dụng để viết trong chương trình.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 2: 20’
Mục tiêu: Kí hiệu của ngôn ngữ lập trình
- GV: Giống như ngôn ngữ tự nhiên, mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
?Các câu lệnh được viết từ đâu.
?Nếu câu lệnh bị viết sai qui tắc, chương trình dịch sẽ xử lý như thế nào.
- HS: trả lời theo ý hiểu.
- GV: Về cơ bản, ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các qui tắc để viết các lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh.
- HS: lắng nghe và ghi chép.

Hoạt động 3 : 20’
Mục tiêu: Tìm hiểu từ khóa và tên

- GV cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận phán đoán các từ khoá có trong chương trình trên.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
?Trong ngôn ngữ lập trình các từ khoá được qui định như thế nào.
- HS: trả lời theo ý hiểu.
- GV lưu ý cho HS về cách phân biệt các từ khoá trong chương trình.
- HS: trả lời theo ý hiểu.
- GV: Ngoài các từ khoá, chương trình còn sử dụng “tên” do người lập trình đặt.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
?Khi đặt tên cần chú ý tuân thủ những qui tắc nào.
- HS: trả lời theo ý hiểu.
- GV lưu ý cho HS khi đặt tên nên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
- HS: lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 4 : 25’
Mục tiêu: Cấu trúc chung của chương trình

- HS quan sát lại ở hình 6 SGK.
?Cấu trúc của một chương trình gồm những gì.

?Trong cấu trúc của chương trình phần nào là quan trọng nhất? Vì sao.
- GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.
- HS các nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
- HS hoạt động nhóm thảo luận xác định phần khai báo tên chương trình và phần thân của chương trình (Đã xét ở ví dụ trước).
- GV quan sát.
- GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm đối chiếu nhận xét.
- GV nhận xét.

- GV: Trong phần này chúng ta sẽ làm quen với 1 ngôn ngữ lập trình là Pascal.
?Để lập trình bằng ngôn ngữ này phải cài đặt môi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tho
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)