Bài 2. Địa Danh

Chia sẻ bởi Lương Thanh Tâm | Ngày 28/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: bài 2. Địa Danh thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Trường đại học sư phạm tp.hcm
Khoa địa lý
Lớp 4B
GVHD: ths. Trần Văn Thành
Nhóm thực hiện:
Triệu Văn Công
Nguyễn Tiến Dũng
Đặng Văn Đồng
Trần Thị Nhung
Đào Nhật Quỳnh
Dương Vũ Trường
Câu 3: Từ các địa danh sau đây: cầu Dần Xây, hòn Đá Bạc, tp Hạ Long, cầu Sài Gòn, sông hàm Luông, đồng mặn Đông Hồ, đèo hải Vân, trấp Rùng Rình, vùng Đồng Tháp Mười, núi Langbiang, vòng cung lộ Cần Thơ, huyện U Minh.
a) Phân loại và nêu đặc điểm các địa danh nêu trên
b) Giải thích và miêu tả các địa danh nêu trên
A. Phân loại
Phân loại theo đối tượng.
Các địa danh chỉ đối tượng tự nhiên: hòn Đá Bạc, sông Hàm Luông, đầm mặn Đông Hồ, trấp Rùng Rình, núi Langbiang, đèo Hải Vân
Địa danh chỉ đối tượng nhân tạo:
+ Địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu Dần Xây, vòng cung lộ Cần Thơ, cầu Sài Gòn,
+ Địa danh chỉ đơn vị hành chính: tp Hạ Long,huyện U Minh.
+ Địa danh chỉ vùng: vùng Đồng Tháp Mười
2. Phân loại theo ngữ nguyên:
+ Địa danh thuần việt: hòn Đá Bạc, cầu Dần Xây, đầm mặn Đông Hồ, trấp Rùng Rình, vùng Đồng Tháp Mười,
+ Địa danh hán việt: huyện U Minh, đèo Hải Vân, tp Hạ Long, sông Hàm Luông
+ Địa danh gốc dân tộc: núi Langbiang, vòng cung lộ Cần Thơ, cầu Sài Gòn
B. Đặc điểm cấu tạo
Phương thức tự tạo:
+ Dựa vào thực vật: cầu Dần Xây (cây Giằng Xây), cầu Sài Gòn(cây bông gòn).
+ Dựa vào động vật: vòng cung lộ Cần Thơ
+ Màu sắc: hòn Đá Bạc
+ Danh nhân: đầm mặn Đông Hồ
+ Dựa vào đặc điểm: sông Hàm Luông, trấp Rùng Rình, huyện U Minh, đèo Hải Vân.
+ Dựa vào truyền thuyết: núi Langbiang,
2. Phương thức chuyển hóa.
- cầu Dần Xây: cây Giằng Xay→rạch Giằng Xay → cầu Giằng Xay. Chuyển hóa âm thành Dần Xây
- hòn Đá Bạc
- Tp Hạ Long: vịnh Hạ Long → thị xã Hòn Gai → tp Hạ Long
- cầu Sài Gòn: vùng Sài Gòn → sông Sài Gòn → cầu Sài Gòn
- đầm mặn Đông Hồ: thi sỹ Đông Hồ → đầm mặn Đông Hồ
- vùng Đồng Tháp Mười: đồng Tháp Mười → vùng Đồng Tháp Mười
- núi Langbiang: xuất phát từ chàng Lang + nàng Biang → núi Langbiang.
3. Sư đa dạng
Cấu tạo đơn:
Đơn âm tiết: trấp Rùng Rình
Đa âm tiết: cầu Dần Xây, đầm mặn Đông Hồ,, s. Hàm Luông, vòng cung lộ Cần Thơ, cầu Sài Gòn
Cấu tạo phức:
danh từ + danh từ: Langbiang: Lang + biang (quan hệ đẳng lập)
Danh từ + danh từ + số từ: vùng Đồng Tháp Mười
động từ + Danh từ : tp Hạ Long ( Long: dt, hạ: đt).
danh từ + tính từ: hòn đá Bạc

C. Giải thích và mô tả
cầu Dần xây.
Đây là cây cầu thuộc huyện Cần Giờ-tp.HCM. Đây là cây cầu xây dựng bắc qua con rạch có nhiều cây Giằng Xay. Rạch này có tên là Giằng Xay, nên cây cầu được đặt tên là Giằng Xay dần dần đọc thành Dần Xây.
Hình ảnh về cầu Dần Xây
2. hòn Đá Bạc:
- Thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách tp Cà Mau 50km đường sông, hòn Đá Bạc gồm cụm đảo nhỏ với 2 hòn đảo rộng 6,43ha
- Hiện nay hòn Đá Bạc là khu du lịch sinh thái hấp dẫn về tham quan, nghỉ dưỡng.

- Gọi là hòn Đá Bạc vì:
+ “Hòn” là dạng địa hình chỉ các đảo gần bờ biển hoặc một chổ đất cao nằm trong đất liền nhưng gần bờ biển.
+ “ Đá Bạc” cầu tạo từ đá granit, kết hợp với sóng biển bạc đầu nên gọi là hòn Đá Bạc.
hòn Đá Bạc
3. Tp Hạ Long.
Hạ: đáp xuống, Long: Rồng.
- Tp Hạ Long có tên như vậy là tp này nằm gần vịnh Hạ Long, người ta lấy tên từ địa danh có trước là vịnh Hạ Long để đặt tên cho thành phố mới từ thị xã Hòn Gai.
- Vịnh Hạ Long có tên như vậy là do truyền thuyết,có hình dạng trông giống như hình dáng con Rồng hạ xuống nước.
- Tp Hạ Long hiện nay thuộc phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh thành lập năm 1994 trước đó là tx Hòn Gai
Tp Hạ Long
4. cầu Sài Gòn.
- Đây là cầu bắc qua sông Sài Gòn. Cầu được khơi công xây dựng từ 11-1958 và khánh thành ngày 28/6/1961,dài 986m, rộng 24m, gồm 32 nhịp, do công ty Johnson Drake và Piper thi công. Trước 1975 mang tên là cầu Tân Cảng.
- Có tên Sài Gòn là do xuất phát từ ngôn ngữ Khmer: preykor(prey: có nghĩa là rừng, kor: có nghĩa là cây gòn),Sài Gòn đồng nghĩa với rừng gòn.
5. sông Hàm Luông.
- Sông có tên gốc là Hàm Long, nhưng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, do "kỵ húy" để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua), người ta gọi chệch là Luông và lâu ngày thành quen.
- Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre, ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km. sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh, góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và thành phố Bến Tre.
sông Hàm Luông
6. đầm mặn Đông Hồ
- Lấy tên của nhà thơ Đông Hồ thi sỹ nổi tiếng sinh ra ở Hà Tiên.
- Đầm ở thị xã Hà Tiên rất rộng, mặt nước phẳng, tương đối yên tĩnh, gió mát trong lành bình minh trên đầm Đông Hồ mang sắc thái độc đáo, hiếm gặp ở các đầm khác ở vùng ven biển nước ta nên có thể khai thác du lịch.
Đầm mặn Đông Hồ - Hà Tiên
7. đèo Hải Vân.
- Đèo cao 500m, dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và tp. Đà Nẵng.
- Khối núi cao khoảng 1000m nằm sát biển, thường có mây bao phủ, cảnh đẹp hùng vĩ nên gọi là Hải Vân: Hải là Biển, vân là Mây.
đèo Hải Vân
8. trấp Rùng Rình.
- Trấp Rùng Rình được ghi vào bản đồ địa hình thuộc huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Ngoài ra cón có trấp Rùi Gọ, trấp Gò Miễu.
- Trấp là dạng địa hình trũng thấp ngập nước, bên trên phát triển nhiều cỏ mọc dày, rùng rình là chỉ chuyển động của trấp cỏ khi có gió mạnh.
- Ngày trước trấp có nhiều ở vùng Tháp Mười, ngày nay dưới sự tác động của việc đào kênh khẩn hoang hầu như không còn nữa


9. vùng Đồng Tháp Mười.
- Vùng chỉ một vùng rộng lớn.
- Vùng đồng: vùng đất lũng lầy thụt nằm ở địa phận tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang.
- Tháp mười là di chỉ lịch sử: có truyền thuyết cho rằng có tên như vậy là do:
+ Vùng có mười 10 ngôi tháp là nơi an nghỉ cuối cùng của các vị vua trị vì.
+ Là ngôi tháp thứ 10 trong những ngôi tháp bằng đá do vua Tayavcounan VII xây cắt trên khắp lãnh thổ để thờ vị thần Bà La Môn là vị thần chuyên trị bệnh cho nhân loại.
+ 10 tháp canh bằng gỗ tràm trong thời kì Thiên Hộ Vương lập chiến khu chống thực dân Pháp từ đó địa danh đồng Tháp Mười ra đời còn trước đó ngưới Pháp gọi là “plain de Jone” (cánh đồng cói)
+ thới Ngô Đình Diệm có xây 1 tháp 10 tầng để theo dõi hoạt động của giải phóng quân.
=>Từ 4 giả thuyết nêu trên ta có thể xem thuyết thứ 3 là có cơ sở khoa học nhất
10. núi LangBiang.
- Ngọn núi nằm phía trước tỉnh Lâm Đồng.
- Truyền thuyết kể rằng xưa kia nơi đây có 2 tộc người mạnh nhất sinh sống là dân tộc Lạch và dân tộc Sre. Tù trưởng Tộc lạch tên là Lang đem lòng yêu Biang con gái tù trưởng Sre. Tuy nhiên cha của Biang không chấp nhận. Lang và Biang lên đỉnh núi ngồi yên lặng bên nhau bắt kể mưa gió nên đã chết tại đây. Dân làng thương xót nên đã chôn hai người trên núi và núi được lấy tên LangBiang.
11. vòng cung lộ Cần Thơ.
- Cần Thơ.
+ Cái tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng này, Người Lục Tỉnh có thói quen gọi tên sông rạch bằng loại thực sinh vật có nhiều dưới sông. Như rạch Cá Tra, rạch Cá Sấu, rạch Cá Chốt, rạch Cá Trê. v.v...
+ “Kìn Tho” là tiếng Khmer, người Khmer đọc âm “kìn” trong cổ họng nghe như “ân”. Thuở đó người Việt Nam có thói quen đọc âm “ân” là “in” như nhin sâm/ nhân sâm, tiểu nhin/tiểu nhân, nhân nghĩa/nhin ngãi...
vòng cung lộ:
+ Trước đây gọi là lộ vòng cung, lộ vòng cung là một con lộ có hình vòng cung nằm ở phía nam tỉnh Cần Thơ, con lộ này dài khoảng 30km, bắt đầu từ bờ Bắc cầu Cái Răng đến Ba Se thuộc phường Phước Thới - quận Ô Môn.
+ Đây là nơi trước kia đã diễn những trận đánh rất ác liệt giữa ta và địch.
12. huyện U Minh:
- Địa danh U Minh để chỉ 1 rứng tràm nước đen sẫm nên người dân mới đặt tên là rừng U Minh. Huyện U Minh xuất phát từ một địa danh có trước là rừng U Minh.
- Địa danh U mInh xuất hiện từ thế kỉ XVII để chỉ chung 1 vùng đất tứ U Minh thượng tới U Minh Hạ tứ năm 1882 U mInh thuộc quận Cà Mau của tỉnh Bạc Liêu, từ năm 1956 vùng đất này thuộc huyện Trần Văn Thời, đến năm 1979 thàh lập huyện U Minh thuộc tỉnh Minh Hải nay là tỉnh Cà Mau. Huyện U Minh có 1 thị trấn u Minh và 6 xã: Khánh Hòa, Khánh Tuyết, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Hội và có 53 xóm ấp. Năm 2005 có khoảng hơn 90 nghìn người với mật độ dân số TB 119 người/km2
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)