Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chia sẻ bởi Tống Thị Quyên Thanh | Ngày 28/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
tiết 22
Thực hành
địa lí 9 - bài 19
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ : than, sắt, mangan, thiếc, bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm
Hình 17.1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Thảo luận nhóm : 4 nhóm (4 tổ)

Nhóm 1 : Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao ?
Nhóm 2 : Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sở dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ ?
Nhóm 3 : Xác định trên hình 18.1 :
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Cảng xuất khẩu than Cửa Ông.
Nhóm 4 : Dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mục đích :
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
- Xuất khẩu.
Kết quả thảo luận nhóm :
a)
Những ngành công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh : CN khai thác than, sắt, đồng, apatit, chì, kẽm, thiếc.
Vì ở đây có các mỏ khoáng sản với trữ lượng khá lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, thị trường tiêu thụ thuận lợi, Than là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, vật liệu xây dựng, chất đốt cho sinh hoạt và cho xuất khẩu. Apatit để sản xuất phân bón. Quặng sắt phục vụ cho công nghiệp luyện kim.
b) Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại chỗ : sắt (Trại Cau cách nhà máy 7 km), than (Phấn Mễ cách N/M 17 km; Khánh Hòa cách nhà máy 10 km)
Nhà máy gang thép Thái Nguyên
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Đất nước.
Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang lò cao, nhu cầu quặng sắt của TISCO hiện tại là 375.000 tấn năm.
Các mỏ khai thác quặng sắt của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên gồm:
MỎ SẮT TRẠI CAU
 
Đia chỉ: TT Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: (0280) 821 128/ Fax : (0280) 821 052
 
Trữ lượng quặng sắt: 8.412.000 tấn bao gồm:
-         Quặng Limonit, hàm lượng Fe trung bình>55%
-         Quặng Manhetit hàm lượng Fe trung bình>62%
Mỏ sắt Trại Cau được khởi công xây dựng từ cuối năm 1959, khánh thành và đi vào hoạt động sản xuất vào ngày 16/12/1963.
-         Công suất thiết kế ban đầu: 150.000 tấn quặng tinh/năm
-         Công suất khai thác hiện tại: 180.000 tấn quặng tinh/năm
MỎ QUẶNG SẮT PHÚC NINH – TUYÊN QUANG
 
Địa điểm khai thác: Huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại:  (027) 872 063  / Fax: (027) 872 502
 
-         Đơn vị khai thác: Mỏ sắt và cán thép Tuyên Quang
-         Trữ lượng Quặng sắt: 374.000 tấn, là loại quặng Manhetit có hàm lượng Fe trung bình >60%
-         Mỏ bắt đầu khai thác từ năm 2001 với công suất:
+ Công suất thiết kế: 30.000 tấn quặng tinh/năm
+ Công suất khai thác hiện tại: 40.000 tấn quặng tinh/năm


MỎ SẮT NGƯỜM CHÁNG- CAO BẰNG
 
Địa điểm khai thác: Xã Dân Chủ, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại:  (0... / Fax : (0280) 861 263
 
-         Đơn vị khai thác: Mỏ sắt Ngườm Cháng
-         Mỏ được xây dựng năm 2002 và đi vào khai thác từ năm 2004, trữ lượng quặng sắt: 2.800.000 tấn, quặng khai thác từ mỏ là loại quặng Manhetit với hàm lượng Fe trung bình>62%
-         Công suất thiết kế: 177.000 tấn quặng tinh/năm
 
c) Xác định :
Vị trí vùng mỏ than Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, cảng xuất khẩu than Cửa Ông
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Cảng Cửa Ông
Vùng mỏ than Quảng Ninh
Mỏ than Quảng Ninh
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương (vùng ĐBSH)
Hoạt động xuất khẩu than tại Công ty tuyển than Cửa Ông (Quảng Ninh).
Cảng Cẩm Phả, nơi xuất khẩu than
D) SƠ ĐỒ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
Than Cốc
Than đá
Xuất khẩu Than
Khai thác Than
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Thị Quyên Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)