Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Đỗ Thanh Huyền | Ngày 28/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Đáp án:
Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước
Nguồn thuỷ năng dồi dào
Đa dạng sinh học, có nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, hồ Ba Bể,…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
Kiểm tra bài cũ
? Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Tiết 20
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Tiếp theo)
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Thế mạnh: Công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim (ở Đông Bắc), thuỷ điện (ở Tây Bắc)
2. Nông nghiệp
- Cơ cấu sản phẩm đa dạng.Thế mạnh : cây công nghiệp (đặc biệt là cây chè), cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc (trâu,lợn)
- Lâm nghiệp:
Nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Dịch vụ:
- Giao thông vận tải, thương mại phát triển.
- Du lịch là thế mạnh của vùng.
V. Các trung tâm kinh tế
Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn 2

Củng cố - luyện tập
Câu 2: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
Câu 1:Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
Cao su, ngô, khoai, lợn, gia cầm.
B. Chè, hồi, quế, trâu bò.
C. trâu, bò, lạc, cá, tôm.
D. Cao su, cà phê, mía, đậu tương, gia cầm
- H?c v� l�m b�i t?p SGK, T?p b?n d?.
- Sưu tầm tranh ảnh về những thành tựu phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ

- D?c, nghiờn c?u cỏc cõu h?i bài 19 Th?c h�nh: D?c b?n d?, phõn tớch v� dỏnh giỏ ?nh hu?ng c?a t�i nguyờn khoỏng s?n d?i v?i s? phỏt tri?n cụng nghi?p ? Trung du v� mi?n nỳi B?c B?
Hướng dẫn học bài
1. Công nghiệp
a. Khai thác khoáng sản
Khai thác than (Quảng Ninh),
sắt(TháiNguyên),đồng, apatit
(Lào Cai), thiếc (Cao Bằng)
->Thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc.
b. Công nghiệp điện
- Thuỷ điện: Hoà Bình, Thác
Bà;Sơn La, Tuyên Quang
(đang xây dựng)…
->Thế mạnh tiểu vùngTây Bắc
- Nhiệt điện: Uông Bí,…
c. Các ngành khác: luyện kim,
cơ khí (Thái Nguyên), hoá
chất (Việt Trì, Bắc Giang) sản
xuất hàng tiêu dùng,chế biến
lương thực, thực phẩm (Việt
Trì, HạLong)
Lược đồ kinh tế vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ
2. Nông nghiệp
Lược đồ kinh tế vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ
Trồng trọt
- Lúa và ngô là cây lương thực chính, trồng chủ yếu ở các cánh đồng giữa núi.
Cây công nghiệp: chè ,hồi, quế, (chủ yếu ở tiểu vùng Đông Bắc)
Rau quả cận nhiệt và ôn đới (vải thiều,lê, đào, mận…)
b. Chăn nuôi
- Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%),đàn lợn chiếm 22% cả nước (2002)
- Tôm,cá: được nuôi trong các ao, hồ nước mặn,nước lợ…

Nhóm 1:
- Kể tên các loại cây trồng chủ yếu và xác định nơi phân bố của chúng.
- Cây trồng nào là thế mạnh của vùng? Vì sao?
Nhóm 2:
Kể tên các vật nuôi chủ yếu của vùng và xác định nơi phân bố của chúng.
Vật nuôi nào là thế mạnh của vùng? Vì sao ?

Cây chè là thế mạnh của vùng
- Khí hậu có một mùa đông lạnh là đòi hỏi chủ yếu của cây chè (cây có nguồn gốc cận nhiệt)
- Đất Feralit đồi núi rất thích hợp với cây chè
- Chè là thức uống rất được ưa chuộng ở trong nước và nhiều nước trên thế giới.
- Các thương hiệu chè nổi tiếng: chè San (hà Giang), chè Mộc Châu (Sơn La), chè Tân Cương (TháiNguyên)…
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, sau 15 năm xây dựng đã hoàn thành và đi vào khai thác tháng 12/1994. Công suất lắp máy là 1920MW, hằng năm sản xuất 8160 triệuKWh. Qua đường dây 500KW, một phần điện năng từ nhà máy được chuyển tới các tỉnh phía nam đất nước.
Trữ lượng nước khoảng 9,5 tỉ m2), hồ Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới cho mùa khô cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu địa phương.

Đền Hùng
Cây đa Tân Trào
Vịnh Hạ Long
Lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Thái Nguyên: Trung
tâm công nghiệp nặng
Việt Trì: hoá chất
giấy, vật liệu xây dựng
Hạ Long: công nghiệp than, du lịch
Lạng Sơn: cửakhẩu
quốc tế quan trọng
Lược đồ kinh tế vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ
3. Dịch vụ
a. Giao thông vận tải:
nhiều tuyến thông thương với
Đồng bằng sông Hồng và các nước
láng giềng, thuận lợi cho giao lưu
kinh tế, văn hoá với các vùng khác
và Trung Quốc, Lào
b. Thương mại:
- Giao lưu kinh tế với các
tỉnh Vân Nam,Quảng Tây (Trung
Quốc),Lào, với ĐB sông Hồng.
- Các cửa khẩu quan trọng:
Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
c. Du lịch:
- Du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng: vịnh Hạ Long, Sa Pa,
Tam Đảo
- Du lịch hướng về cội nguồn:
Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào,…
-> Trở thành thế mạnh của vùng
Lược đồ kinh tế vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ
* Sự phát triển kinh tế của vùng còn những tồn tại:
- Quản lí, khai thác khoáng sản còn những bất hợp lí gây thất thoát tài nguyên, lãng phí.
Gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vùng khai thác than và khu công nghiệp hoá chất Việt Trì.
- Sản xuất thuỷ điện phụ thuộc vào nguồn nước nên vào mùa khô không sản xuất được -> thiếu điện, ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân.
Trong nông nghiệp, đồng bào dân tộc ít người còn có tập quán sản xuất lạc hậu như đốt rừng làm nương -> rừng bị phá, chăn thả gia súc (ít khi làm chuồng trại) -> gia súc bị chết hàng loạt khi thời tiết lạnh.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp có những lúc còn thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường -> gây thiệt hại cho sản xuất.
….
Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)