Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Dương Thị Phương | Ngày 28/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài giảng địa lý 9
GV: Dương Thị Phương
Trường THCS Bạch Đích
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy cho biết những đặc điểm về địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chúng là cơ sở cho phát triển những ngành kinh tế nào?
TIẾT 20- BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, em hãy cho biết thế mạnh về công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc?
Đông Bắc là khu vực giàu khoáng sản bậc nhất nước ta: than ( Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn ), sắt ( Thái Nguyên), thiếc ( Cao Bằng ), apatit ( Lào Cai )
+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
TIẾT 20- BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng:
+ Khai khoáng: Than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
Tại sao phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Tây Bắc là vùng đầu nguồn một số hệ thống sông lớn, địa thế lưu vực cao đồ sộ nhất nước ta, lòng sông, các chi lưu rất dốc, nhiếu thác ghềnh  nguồn thủy năng lớn nhất Việt Nam
Quan sát lược đồ kinh tế hình 18.1, xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng:
+ Khai khoáng: Than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà…
+ Nhiệt điện: Uông Bí
Công trình thủy điện Thác Bà
Công trình thủy điện Hòa Bình
Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình
- Sản xuất điện năng,
Điều tiết lũ,
Cung cấp nước tưới cho đồng bằng sông Hồng,
Khai thác du lịch,
Nuôi trồng thủy sản
- Điều hòa khí hậu
Quan sát lược đồ hình 18.1, xác định các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.
TIẾT 20- BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng:
+ Khai khoáng: Than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
+ Thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà…
+ Nhiệt điện: Uông Bí
- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất Việt Trì , Bắc Giang
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ…
TIẾT 20- BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
2. Nông nghiệp:
Hãy cho biết vùng có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ?
Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
2. Nông nghiệp
Dựa vào lược đồ hình 18.1 Hãy cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những cây công nghiệp nào?
a. Trồng trọt
- Cây công nghiệp: Chè, hồi, quế
Cho biết loại cây công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?
Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước
Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và số lượng so với cả nước?
Đất pheralit đồi núi và khí hậu là những điều kiện quan trọng nhất để cây chè cho chất lượng thơm ngon, có thị trường lớn trong và ngoài nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ có những điều kiện gì để sản xuất lương thực?
Nhiều cánh đồng giữa núi rộng lớn, nương rẫy.
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Ngô là nguồn lương thực chính của người dân vùng cao phía Bắc
- Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước
Hãy kể tên một số cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Một số cây ăn quả của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước
- Ngô là nguồn lương thực chính của người dân vùng cao phía Bắc
Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông -lâm kết hợp?
ý nghĩa:Khai thác hợp lý hơn diện tích đất rừng,độ che phủ rừng tăng lên.Hạn chế xói mòn đất,bảo vệ môi trường , giải,quyết việc làm lúc nhàn rỗi thiện đời sống nhân dân
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông- lâm kết hợp.
- Cây chè là thế mạnh của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước
- Ngô là nguồn lương thực chính của người dân vùng cao phía Bắc
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
b. Chăn nuôi.
Vùng có thế mạnh gì để phát triển chăn nuôi gia súc lớn?
- Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 57.3 % )
- Lợn chiếm 22% so với cả nước
- Nuôi cá, tôm ở hồ, đầm, vùng ven biển Quảng Ninh.
Trong sản xuất nông nghiệp của vùng còn có những khó khăn gì?
- Sản xuất còn mang tính tự cung ,tự cấp, lạc hậu.
- Thiên tai: lũ quét, xói mòn đất.
- Thị trường, vốn đầu tư chưa mở rộng.
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế
3. Dịch vụ
Xác định trên lược đồ các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Hà Nội đi đến các TP, TX của các tỉnh biên giới Việt- Trung, Việt- Lào.
Hãy cho biết đặc điểm các tuyến đường trên.
- Hệ thống đường sắt, đường bộ, cảng ven biển ( cụm cảng Quảng Ninh ) nối liền hầu hết các thành phố, thị xã ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với các thành phố ở ĐBSH,nhất là thủ đô Hà Nội.
Dựa vào lược đồ cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ trao đổi với Trung Quốc, Lào bằng những cửa khẩu quốc tế nào?
Móng Cái
Hữu Nghị
Lào Cai
Tây Trang
Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
VỊNH HẠ LONG
ĐỀN HÙNG
SAPA
HỒ BA BỂ
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế
3. Dịch vụ
Hệ thống đường sắt, đường bộ , cảng ven biển
( cụm cảng Quảng Ninh ) nối liền hầu hết các thành
phố thị xã ở TD vµ MNBB với các thành phố ở ĐBSH.
Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng: Vịnh Hạ Long,
Đền Hùng, Sapa, Tam Đảo…
TIẾT 20 - BÀI 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
Nội dung
V. Các trung tâm kinh tế.
- Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Vi?t Trì, L?ng Son, H? Long. Mỗi trung tâm có 1 chức năng riêng
Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.
Bài tập :
Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại cây nào chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước
a) Cà phê
b) Hồi
c) Chè
d) Cao su
Bài tập :
Câu 2: Các cây lương thực chính của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
a) Lúa- đậu
b) Ngô- đậu
c) Lúa- ngô
d) Lúa- rau đậu
Bài tập :
Câu 3: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì
a) Đông Bắc là vùng khai thác khoáng sản
b) Đông Bắc là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có nhất nước
c) Nhiều khoáng sản phát triển công nghiệp
d) Là vùng quan trọng nhất nước ta
Bài tập :
Câu 4: phát triển thuỷ điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì
a) Trong vùng có địa hình cao, đồ sộ, bị cắt xẻ mạnh
b) Sông ngòi trong vùng nhiều thác ghềnh
c) nhờ có nguồn thuỷ năng dồi dào
d) Cả a, b, c đều đúng
Hướng dẫn học tập ở nhà

- Làm BT 3, vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét ( SGK/ 69 )
- Học kĩ bài và tìm hiểu trước bài 19:” Thực hành” theo câu hỏi gợi ý ở SGK.
Cảm ơn các thầy cô giáo
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)