Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chia sẻ bởi Bùi Thị Mai | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh đã tới dự buổi học hôm nay !






Sự phân hoá lãnh thổ

tiết 19 : bài 17

vùng trung du và miền núi bắc bộ

Người dạy : Nguyễn Thị Đức Hạnh
Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm:
+ Các tỉnh Đông Bắc :
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
+ Các tỉnh Tây Bắc :
Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên , Lai Châu.
+ Diện tích: 100 965 km2
+ Dân số: 11,5 triệu người.
I - Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
1 - Vị trí địa lí
Là vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam
- Bắc giáp:Trung Quốc
- Tây giáp: Lào
- Đông nam giáp: Vịnh Bắc Bộ
- Nam giáp: Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ
2 - Diện tích
100965 km2 (chiếm 30,7% diện tích cả nước)
=> Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào
Quan sát lược đồ tự nhiên vùng TD và miền núi Bắc Bộ cho biết :

1- Dạng địa hình chủ yếu của vùng là gì?

2 - Điều đó sẽ làm cho vùng có đặc điểm chung gì về tự nhiên ?
Núi cao vùng Tây Bắc
Núi trung bình vùng Đông Bắc
Vùng đồi trung du phíaBắc
Đặc điểm chung : Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình

+ Địa hình
phân hoá : Tây Bắc : núi cao , chia cắt sâu
Đông Bắc: núi trung bình
Vùng chuyển tiếp :
Trung du Bắc bộ địa hình đồi xen thung lũng bằng phẳng

Xác định trên lược đồ vị trí các mỏ : Than, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện
Mỏ than: Móng Cái, Đông Triều, Thiếc: Lạng Sơn, Cao Bằng, apatit: Lào Cai...
Các dòng sông có tiềm năng thuỷ điện: Sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy ...
Quan sát các bức ảnh sau :
? Những khó khăn về tự nhiên mà vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp phải là gì ?
* Khó khăn
- Địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết thất thường => Trở ngại cho giao thông , tổ chức sx-đời sống
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ , khai thác phức tạp
- Diện tích rừng suy giảm dẫn tới xói mòn , sạt lở đất, lũ quét => Chất lượng môi trường giảm sút
Bài tập 1
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng :
A - Tỉnh nào sau đây của vùng giáp với cả Lào và Trung Quốc
a. Điện Biên b. Sơn La
c. Lào Cai d. Hà Giang
B - Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi và châu thổ sông Hồng gọi là trung du, có địa hình đặc trưng gồm :
a. Nhiều đồi bát úp
b. Những cánh đồng thung lũng bằng phẳng
c. Đồi núi trung bình và núi thấp
d. Núi cao hùng vĩ và trùng điệp
a
a
b
Bài tập 2

Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp
c
b
d
a
D.tộc Mường
D.tộc Dao
D.tôc Mông
D.tộc Khơmú
D.tộc Tày..
sống xen kẽ nhau
Đọc thông tin SGK phần III trang 63 + quan sát các hình ảnh sau cho biết:
Thành phần dân tộc của vùng ?
Các hoạt động kinh tế chính của dân của dân cư trong vùng?
Ruộng bậc thang ở miền núi Bắc Bộ
III - Đặc điểm dân cư , xã hội
+ Số dân 11,5 triệu người ( năm 2002) chiếm 14,4% số dân cả nước

+ Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng...người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp
Quan sát bảng sau:
Một số chỉ tiêu phát triển dân cư,xã hội ở trung du và miền núi Bắc Bộ (1999)
Chỉ tiêu nào sau đây của vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc
a. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
b. Tỉ lệ hộ nghèo.
c. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
d. Tỉ lệ dân thành thị.
e. Mật độ dân số .
g. Thu nhập bình quân đầu người một tháng.
h. Tuổi thọ trung bình .

BàI TậP 3
? Em hãy so sánh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc? So với cả nước vùng TD và miền núi BB có đặc điểm như thế nào?
? Hiện nay đã có sự thay đổi như thế nào về kinh tế - xã hội của vùng? Nguyên nhân ?
- Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội , Đông Bắc phát triển hơn.
- Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống của đồng bào các dân tộc đã và đang được cải thiện
Bài tập 4

Điền Đ (đúng), S (sai) vào ô trống :
a. Tiềm năng lớn nhất của vùng là khoáng sản và thuỷ điện
b. Khí hậu ở tiểu vùng Đ.Bắc ít lạnh hơn so với T.Bắc
c. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của vùng tiếp giáp với biển
d. Phía Đông Bắc có dạng địa hình đặc trưng là núi cao hiểm trở
e. Chất lượng cuộc sống của vùng cao hơn so với mức TB của cả nước
Đ
S
Đ
S
S
Bài tập về nhà : Bài tập 17 tập bản đồ, bài 17 vở bài tập.
Đọc trước bài 18 SGK ( trang 67)
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã tham dự buổi học hôm nay !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)