Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chia sẻ bởi Lu Thi Tuyet | Ngày 10/05/2019 | 155

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Môn : Địa lí 9
Giáo viên thực hiện : Lù Thị Tuyết
CHÀO CÁC EM HỌC SINH LỚP 9
CÙNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO THAM GIA TIẾT HỌC
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Vùng
Tây Nguyên
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
ĐB
sông Hồng
Bắc Trung Bộ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
- Vị trí địa lí:
+ Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước.
+ Phía bắc giáp ……., phía tây giáp ….., phía đông nam giáp vịnh ……., phía nam giáp vùng đồng bằng ……….và vùng Bắc ………...Bộ.
? Dựa vào lược đồ, em hãy cho biết vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Giới hạn lãnh thổ: Diện tích: 100 965 km2, chiếm 30,7% diện tích cả nước, có đường biên giới dài. Gồm 15 tỉnh.
? Dựa vào sgk/61, hãy cho biết vùng Trung du và MNBB có diện tích là bao nhiêu, gồm bao nhiêu tỉnh ? Nhận xét đường biên giới của vùng ?
Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
? Nêu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu) và tài nguyên của vùng?
- Đặc điểm:
+ Địa hình: cao, cắt xẻ mạnh.
+ Khí hậu: có mùa đông lạnh
+ Tài nguyên : khoáng sản có nhiều loại, trữ năng thủy điện dồi dào .
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
? Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện ?
? Căn cứ vào bảng trên, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
? Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để phát triển kinh tế-xã hội ?
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
? Hãy cho biết những khó khăn do điều kiện tự nhiên gây ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
- Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ, tình trạng chặt phá rừng diễn ra bừa bãi dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét..., làm chất lượng môi trường giảm sút nghiêm trọng.
? Vấn đề cấp bách đặt ra đối với vùng là gì ?
Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí là rất cần thiết.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
- Đặc điểm:
+ Dân số: 11,5 triệu người, chiếm 14,4 % dân số cả nước (năm 2002).
? Nêu số dân của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2002?
+ Là địa bàn cư trú xen kẽ của các dân tộc ít người như Thái, Mường, Mông (ở Tây Bắc); Dao, Tày, Nùng, Mông... (ở Đông Bắc). Người Việt (Kinh) cư trú hầu hết ở các địa phương.
? Cho biết thành phần dân tộc và địa bàn cư trú của các dân tộc đó?
Bảng 17.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội của vùng TD và MNBB và cả nước, năm 1999.
? Nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc và so với cả nước?
+ Trình độ phát triển dân cư, xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn so với trình độ phát triển của cả nước. Trong đó Đông Bắc có trình độ phát triển cao hơn so với Tây Bắc.
? Vì sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ?
- Trung du BB: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi BB và đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình đồi bát úp, xen kẽ những cánh đồng thung lũng tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tương đối dồi dào, giao thông dễ dàng hơn, mặt bằng xây dựng tốt. Nguồn đất tương đối lớn, khí hậu không khắc nghiệt, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị (than, sắt, ...), là địa bàn quan trọng để phát triển các vùng chuyên canh công nghiệp và phát triển công nghiệp. Là vùng đông dân, có nhiều đô thị quan trọng (TP Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long), vùng đa dạng sinh học...
- Miền núi BB: là vùng khó khăn do không có các điều kiện như trung du BB; mặt khác thời tiết diễn biến thất thường, đất nông nghiệp rất hạn hẹp, đất lâm nghiệp và đát chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền và công sức. Thị trường kém phát triển.
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
? Hiện nay đời sống đồng bào các dân tộc như thế nào ?
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
? Dân cư, xã hội vùng TD và MNBB có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế-xã hội của vùng ?
- Thuận lợi:
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác ở vùng đất dốc (Làm ruộng bậc thang, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới...). Đa dạng về văn hóa.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế (tỉ lệ người lớn biết chữ còn thấp).
+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn (tỉ lệ hộ nghèo còn cao 17,1% so với cả nước 13,3%).
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
? Giải pháp nào để nâng cao đời sống của các dân tộc trong vùng ?
Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phải có kế hoạch lâu dài và tiết kiệm, không khai thác bừa bãi, tràn lan, thừa thải. Có kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng sẵn có và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc...
? Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Vì: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng do khai thác quá mức không có kế hoạch làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt (khoáng sản, gỗ, rừng và lâm sản, đất nông nghiệp...).
Diện tích đất trồng, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến thất thường, phức tạp gây thiệt hại lớn, chất lượng môi trường sinh thái suy giảm.
- Phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển dân cư gây ô nhiễm cảnh quan, ô nhiễm nguồn nước, không khí...
Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ .
Vì sao việc phát triển kinh tế , nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
Củng cố
Cảm ơn các em học sinh đã tham gia tiết học này
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
Vị trí địa lí:
+ Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước.
+ Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía nam giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
? Dựa vào lược đồ, em hãy cho biết vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
? Dựa vào sgk/61, hãy cho biết vùng Trung du và MNBB có diện tích là bao nhiêu, gồm bao nhiêu tỉnh ? Nhận xét đường bờ biển của vùng ?
- Giới hạn lãnh thổ: Diện tích: 100 965 km2, chiếm 30,7% diện tích cả nước, có đường bờ biển dài. Gồm 15 tỉnh.
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
? Vì sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ?
- Trung du BB: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi BB và đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình đồi bát úp, xen kẽ những cánh đồng thung lũng tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tương đối dồi dào, giao thông dễ dàng hơn, mặt bằng xây dựng tốt. Nguồn đất tương đối lớn, nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị (than, sắt, ...), là địa bàn quan trọng để phát triển các vùng chuyên canh công nghiệp và phát triển công nghiệp. Là vùng đông dân, có nhiều đô thị quan trọng (TP Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long), vùng đa dạng sinh học...
- Miền núi BB: là vùng khó khăn do không có các điều kiện như trung du BB; mặt khác thời tiết diễn biến thất thường, đất nông nghiệp rất hạn hẹp, đất lâm nghiệp và đát chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền và công sức. Thị trường kém phát triển.
? Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện ?
Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
Vị trí địa lí:
+ Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước.
+ Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía nam giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
? Dựa vào lược đồ, em hãy cho biết vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
? Dựa vào sgk/61, hãy cho biết vùng Trung du và MNBB có diện tích là bao nhiêu, gồm bao nhiêu tỉnh ? Nhận xét đường bờ biển của vùng ?
- Giới hạn lãnh thổ: Diện tích: 100 965 km2, chiếm 30,7% diện tích cả nước, có đường bờ biển dài. Gồm 15 tỉnh.
TIẾT 20. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
ĐB
sông Hồng
Bắc Trung Bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lu Thi Tuyet
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)