Bài 14. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Dung | Ngày 10/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC
KHI Ở NHÀ
NHỮNG THỨ CÓ THỂ GÂY NGỘ ĐỘC
Hãy kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống?
Trong các thứ các em vừa kể trên thì thứ nào thường cất giữ trong nhà?
Thứ gây ngộ độc là bắp ngô vì bắp ngô đã bị ôi thiu, nhiều ruồi bọ đậu.
Thứ gây ngộ độc là gì?
Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xảy ra?
Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc vì em bé tưởng thuốc là kẹo, em bé ăn nhiều thuốc bị ngộ độc.
Thứ gây ngộ độc là gì?
Nếu đứa bé ăn thuốc tưởng là kẹo thì điều gì sẽ xảy ra?
Thứ gây ngộ độc là thuốc trừ sâu, dầu hỏa vì cô này có thể nhầm lọ thuốc trừ sâu hoặc dầu hỏa là nước mắm và cho vào nấu.
Thứ gây ngộ độc là gì?
Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc trừ sâu hoặc dầu hỏa để nấu ăn thì điều gì sẽ xảy ra?
KẾT LUẬN
Những thứ trên đều có thể gây ngộ độc cho tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé. Vì sao?
Vì em bé bé nhất nhà, chưa biết đọc chữ, chưa phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm lẫn.
Mọi thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc tây, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, thức ăn bị ôi thiu, thức ăn nhiễm hóa chất độc hại….
Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống vì những lý do:
Uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa … do để lẫn với nước uống hàng ngày hoặc đựng trong những chai lọ đựng nước uống dễ gây nhầm lẫn.
Ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc nhiễm hóa chất độc hại.
Ăn hoặc uống thuốc tây vì tưởng là kẹo ngọt.
CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC
Người trong tranh đang làm gì?
Làm thế có tác dụng gì?
Cậu bé đang vứt những bắp ngô bị ôi thiu đi để mọi người trong nhà không ăn nhầm, tránh ngộ độc.
Cô bé đang cất lọ thuốc lên cao để em mình không tưởng là kẹo ngọt, lấy ăn bị ngộ độc
Anh này đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hỏa, nước mắm… để tránh lẫn lộn khi sử dụng
KẾT LUẬN
Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà chúng ta cần:
+ Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định, xa tầm tay trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
+ Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác.
+ Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi chế biến, không để ruồi, muỗi, gián, chuột tiếp xúc với thức ăn.
+ Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, xăng, dầu hỏa cần được cất riêng và phải có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
KẾT LUẬN
Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn thứ gì?
Khi người thân bị ngộ độc phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn, thông báo cho nhân viên y tế biết người thân bị ngộ độc bởi thứ gì?
Phải lưu lại đồ ăn hoặc uống gây ngộ độc hoặc nhớ tên thuốc hoặc đồ gây ngộ độc và mang theo khi đến cơ sở y tế.
GOOD BYE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Dung
Dung lượng: 1,62MB| Lượt tài: 1
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)