Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Anh Quyên | Ngày 28/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Ngày: 08 - 10 - 2009
MÔN ĐỊA LÍ - Lớp 9/3
Nhiệt liệt chào mừng
Quí thầy giáo, cô giáo về dự tiết thao giảng
SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ
CÔNG NGHIỆP
TIẾT 12 – BÀI 12
GIỚI THIỆU NỘI DUNG
BÀI HỌC

I. Cơ cấu ngành công nghiệp
II. Các ngành công nghiệp trọng
điểm
III.Các trung tâm công nghiệp lớn
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Dựa vào SGK, hãy cho biết cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta được phân ra như thế nào?
 Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế:
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- Có vốn đầu tư nước ngoài
Dựa vào SGK, hãy cho biết thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
- Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.
- Phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
Quan sát hình 12.1/SGK: Biểu đồ tỉ trọng của các ngành Công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản suất công nghiệp, năm 2002 (%)
Cho biết các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta bao gồm những
ngành nào?
Dựa vào hình 12.1: Hãy sắp xếp thứ tự các ngành Công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?
Thứ tự các ngành Công nghiệp trọng điểm theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ
Chế biến lương thực thực phẩm: 24,4%
Cơ khí, điện tử : 12,3 %
Khai thác nhiên liệu : 10,3 %
Vật liệu xây dựng : 9,9 %
Hóa chất : 9,5 %
Dệt may: 7,9 %
Điện: 6,0 %
Các ngành Công nghiệp khác : 19,7 %

 Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng
Em có nhận xét về cơ cấu ngành Công nghiệp ở nước ta?
Các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động.
Các ngành Công nghiệp trọng điểm phát triển dựa trên những thế mạnh
gì của đất nước? Cho ví dụ?
II. CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM:

Quan sát hình 12.2/ SGK:
Lược đồ Công nghiệp
khai thác nhiên liệu và
công nghiệp điện.
Hình ảnh khai thác than ở Quảng Ninh
Hình ảnh khai thác dầu khí

- Phân bố: Than: Quảng Ninh
(90%trữ lượng cả nước)
Dầu khí: Thềm lục địa
phía Nam

- Sản lượng: 15 – 20 triệu tấn than/năm
Đã khai thác hàng
trăm triệu tấn dầu và
hàng tỉ m3 khí.
- Có giá trị xuất khẩu cao.
Công nghiệp khai thác
nhiên liệu:
Bao gồm: Thủy điện (Hòa Bình,
Yaly, Trị An, Sơn La…)
Nhiệt điện (Phả Lại,
Phú Mỹ, Bà Rịa…)
Phân bố gần nguồn nhiên liệu.
Sản lượng điện tăng hàng năm
(trên 40 tỉ Kw/h).

2. Công nghiệp điện:

Các hình ảnh trên thuộc ngành Công nghiệp gì? Phát triển mạnh ở đâu?
3. Một số ngành Công nghiệp nặng khác:

Cơ khí – điện tử (Tp.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu…)
Các hình ảnh trên thuộc những ngành Công nghiệp gì? Phát triển mạnh ở đâu?
3. Một số ngành Công nghiệp nặng khác:

Cơ khí – điện tử (Tp.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu…)
Hóa chất (Tp.HCM, Biên Hòa, Hà Nội, Việt Trì…)
Vật liệu xây dựng (Đồng bằng Sông Hồng, Bắc trung bộ)
Cho biết tỉ trọng của ngành chế biến lương thực thực phẩm? Được phân bố ở đâu?
4. Công nghiệp chế biến
thực phẩm:
- Chế biến sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công nghiệp (24,4%)
- Phân bố rộng khắp
Đây là hình ảnh của ngành Công nghiệp gì?
Ngành
dệt may
Ngành Công nghiệp dệt may ở nước ta có những lợi thế gì?
Sản phẩm được xuất khẩu sang những nước nào?
Cho biết các trung tâm dệt may lớn được phân bố ở đâu? Tại sao?
5. Công nghiệp dệt may:
- Phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Cho biết ở Khánh Hòa có những cơ sở sản xuất Công nghiệp nào?
Nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin; Công ty dệt Nha Trang; Xí nghiệp dây khóa kéo; Nhà máy đường ở Cam Ranh, Diên Khánh; Các cơ sở chế
biến thủy sản đông lạnh …
III. CÁC TRUNG TÂM
CÔNG NGHIỆP LỚN
Cho biết những khu vực nào tập trung nhiều trung tâm Công nghiệp?
 Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Xác định 2 trung tâm Công nghiệp lớn nhất nước ta? Các ngành Công nghiệp ở mỗi trung tâm?
+ TP HCM: Luyện kim,
cơ khí, hóa chất, VLXD,
Chế biến LTTP, tiêu
dùng, năng lượng.
+ Hà Nội: Luyện kim,
cơ khí, hóa chất, VLXD,
Chế biến LTTP, tiêu
dùng
III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN
- Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội.
Hãy chứng minh rằng Cơ cấu ngành Công nghiệp nước ta khá đa dạng?
* Xác định các
mỏ than, dầu khí ở nước ta đang được khai thác?

* Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện?
DẶN DÒ:
- Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo về
hoạt động Công nghiệp ở nước ta.
- Chuẩn bị bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ.
+ Tìm hiểu cơ cấu ngành dịch vụ.
+ Vai trò của ngành dịch vụ.
+ Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
là 2 trung tâm Dịch vụ lớn nhất và
đa dạng nhất nước ta?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoàng Anh Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)