Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính(t2)
Chia sẻ bởi Trần Thị Hướng Thiện |
Ngày 14/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: bài 1. Máy tính và chương trình máy tính(t2) thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Tuần: 1 Ngày soạn: 21/08/2010
Tiết: 2
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (TT)
Mục tiêu
Kiến thức:
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
Biết vai trò của chương trình dịch.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
GV: Trong ví dụ trên cô đã làm gì để chỉ dẫn rô-bốt nhặt rác?
HS: ra từng lệnh, viết chương trình.
GV: Như cô đã giới thiệu ở trên việc ra lệnh cho máy tính cũng tương tự như việc ra lệnh cho rô-bốt, vậy muốn điều khiển hay chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc chúng ta cũng phải làm gì?
HS: viết lệnh, viết chương trình.
GV: nhận xét, rút ra kết luận, cho học sinh ghi bài.
HS: lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
GV: Thông tin đưa vào máy tính cần phải được chuyển đổi thành dạng gì để máy tính có thể thực hiện được?
HS: Dạng dãy bít, chỉ gồm các số 0 và 1.
GV: Dãy các bít được dùng để tạo ra ngôn ngữ máy tính. Ví dụ khi cô nhấn phím số 5 trên bàn phím, thông tin được nhập vào bộ nhớ máy tính lúc này có phải là số 5 không? Nếu không thì nó sẽ là gì?
HS: Là dãy số 0101.
GV: Dãy số 0101 được gọi là ngôn ngữ máy. Muốn máy tính hiểu được con người chúng ta yêu cầu máy tính thực hiện công việc gì chúng ta không thể ra lệnh cho máy tính bằng các lệnh tiếng việt như đã làm ở trên mà chúng ta phải chuyển các lệnh đó sang các dãy bít 0, 1 hay nói cách khác là phải ra lệnh bằng ngôn ngữ máy. Công việc chuyển đổi các lệnh thành dãy các bit là khó hay dễ?
HS: Rất phức tạp.
GV: Chính vì sự phức tạp của việc chuyển đổi các lệnh thành ngôn ngữ máy nên ngôn ngữ lập trình đã ra đời. Ngôn ngữ lập trình dùng để làm gì?
HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
GV: Để máy tính hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình chúng ta cần phải chuyển chương trình thành dạng ngôn ngữ máy. Chương trình thực hiện việc này được gọi là chương trình dịch.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Muốn máy tính thực hiện 1 yêu cầu nào đó chúng ta phải làm gì?
HS: viết chương trình.
GV: Để máy tính có thể hiểu được chương trình chúng ta đã viết bằng ngôn ngữ lập trình ta cần phải làm gì?
HS: Dịch chương trình.
GV: Nhận xét. Đó là 2 bước quan trọng và cần thiết nhất khi chúng ta tạo ra 1 chương trình để máy tính thực hiện.
GV: Việc tạo ra chương trình máy tính gồm mấy bước? đó là những bước nào?
HS: Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:
+ Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
GV: nhận xét, cho ghi bài. Đối với mỗi ngôn ngữ lập trình có nhiều môi trường lập trình khác nhau, vậy môi trường lập trình là gì?
Các chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ giúp tìm kiếm sửa lỗi, thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, gọi là môi trường lập trình.
Thông thường môi trường lập trình bao gồm những gì?
HS: chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ giúp tìm kiếm sửa lỗi, thực hiện chương trình.
Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
Chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các
Tiết: 2
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (TT)
Mục tiêu
Kiến thức:
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
Biết vai trò của chương trình dịch.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
GV: Trong ví dụ trên cô đã làm gì để chỉ dẫn rô-bốt nhặt rác?
HS: ra từng lệnh, viết chương trình.
GV: Như cô đã giới thiệu ở trên việc ra lệnh cho máy tính cũng tương tự như việc ra lệnh cho rô-bốt, vậy muốn điều khiển hay chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc chúng ta cũng phải làm gì?
HS: viết lệnh, viết chương trình.
GV: nhận xét, rút ra kết luận, cho học sinh ghi bài.
HS: lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
GV: Thông tin đưa vào máy tính cần phải được chuyển đổi thành dạng gì để máy tính có thể thực hiện được?
HS: Dạng dãy bít, chỉ gồm các số 0 và 1.
GV: Dãy các bít được dùng để tạo ra ngôn ngữ máy tính. Ví dụ khi cô nhấn phím số 5 trên bàn phím, thông tin được nhập vào bộ nhớ máy tính lúc này có phải là số 5 không? Nếu không thì nó sẽ là gì?
HS: Là dãy số 0101.
GV: Dãy số 0101 được gọi là ngôn ngữ máy. Muốn máy tính hiểu được con người chúng ta yêu cầu máy tính thực hiện công việc gì chúng ta không thể ra lệnh cho máy tính bằng các lệnh tiếng việt như đã làm ở trên mà chúng ta phải chuyển các lệnh đó sang các dãy bít 0, 1 hay nói cách khác là phải ra lệnh bằng ngôn ngữ máy. Công việc chuyển đổi các lệnh thành dãy các bit là khó hay dễ?
HS: Rất phức tạp.
GV: Chính vì sự phức tạp của việc chuyển đổi các lệnh thành ngôn ngữ máy nên ngôn ngữ lập trình đã ra đời. Ngôn ngữ lập trình dùng để làm gì?
HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
GV: Để máy tính hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình chúng ta cần phải chuyển chương trình thành dạng ngôn ngữ máy. Chương trình thực hiện việc này được gọi là chương trình dịch.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Muốn máy tính thực hiện 1 yêu cầu nào đó chúng ta phải làm gì?
HS: viết chương trình.
GV: Để máy tính có thể hiểu được chương trình chúng ta đã viết bằng ngôn ngữ lập trình ta cần phải làm gì?
HS: Dịch chương trình.
GV: Nhận xét. Đó là 2 bước quan trọng và cần thiết nhất khi chúng ta tạo ra 1 chương trình để máy tính thực hiện.
GV: Việc tạo ra chương trình máy tính gồm mấy bước? đó là những bước nào?
HS: Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:
+ Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
GV: nhận xét, cho ghi bài. Đối với mỗi ngôn ngữ lập trình có nhiều môi trường lập trình khác nhau, vậy môi trường lập trình là gì?
Các chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ giúp tìm kiếm sửa lỗi, thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, gọi là môi trường lập trình.
Thông thường môi trường lập trình bao gồm những gì?
HS: chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ giúp tìm kiếm sửa lỗi, thực hiện chương trình.
Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
Chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hướng Thiện
Dung lượng: 246,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)