Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính.
Chia sẻ bởi Đào Thị Hồng Nhung |
Ngày 17/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính. thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Bài 1:
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
Khái niệm chung về nghề nghiệp
Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn, là một hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề nghiệp xác định vị thế trong xã hội
Sự lao động bằng nghề nghiệp là một điều kiện để con người xác lập được vị thế xã hội. Không gắn mình vào cuộc sống xã hội, không tham gia vào hoạt động xã hội, con người không xác định được vị thế xã hội của mỗi con người. Không phải có nghề là có vị thế xã hội ngay mà phải giao lưu, mở rộng tri thức, kĩ thuật mới, công nghệ mới, luôn nâng cao chất lượng…, dần dần xác định được vị thế xã hội của mình.
Trong xã hội hiện đại nghề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự phát triển của con người. Có nghề trong tay mỗi người phải phấn đấu để đạt tới đỉnh cao của tay nghề, để tăng uy tín nghề nghiệp dẫn đến vị thế xã hội sẽ được khẳng định..
Nghề tin học văn phòng, vai trò của tin học trong sản xuất và đời sống
a) Nghề tin học văn phòng
Nghề tin học văn phòng là việc ứng dụng tin học vào công tác văn phòng làm cho công tác văn phòng trở nên tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, khoa học, tiết kiệm và hiện đại.
Một số công việc của nghề tin học văn phòng như:
- Soạn thảo văn bản, lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm hồ sơ, gởi nhận văn bản
- Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp tự động hóa việc nhập, lưu trữ, xử lí và trình bày số liệu
- Sử dụng mạng máy tính trong việc chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm, trao đổi thông tin…
b) Đối tượng và công cụ lao động của nghề tin học văn phòng
- Đối tượng:
+ Các chương trình ứng dụng trong công tác văn phòng như thư điện tử, soạn thảo văn bản, bảng tính, hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở sữ liệu
+ Các loại văn bản hành chính, bảng biểu trong công việc văn phòng
+ Tài nguyên trên mạng…
- Công cụ:
+ Máy vi tính, các thiết bị kết nối mạng internet
+ Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
+ Máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại…
c) Vai trò của tin học trong sản xuất và đời sống
Ngày nay tin học có mặt ở hầu khắp mọi nơi trong cơ quan, trường học, gia đình... Việc ứng dụng tin học giúp:
- Tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí
- Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức
- Làm thay đổi phong cách sống
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành khoa học khác
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Đặc điểm và các yêu cầu của nghề tin học văn phòng
* Đặc điểm:
- Phải kết hợp học lí thuyết với thực hành, tự khám phá tìm hiểu, học từ nhiều nguồn khác nhau. Làm việc theo nhóm, có ý thức tự giác.
- Luôn ứng dụng những tiến bộ của tin học vào việc xử lí các công việc của văn phòng.
* Yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính.
+ Trình bày được nội dung, phương thức cài đặt, vận hành, bảo dưỡng các phần mềm máy tính dùng cho văn phòng.
+ Đánh giá được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo bộ phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Open Office...)
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng
+ Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus và bảo mật dữ liệu
- Thái độ:
+ Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của nơi làm việc.
+ Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.
Bài 2:
NHẬP MÔN TIN HỌC
Các khái niệm tin học:
Khái niệm tin học.
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
Khái niệm chung về nghề nghiệp
Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn, là một hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề nghiệp xác định vị thế trong xã hội
Sự lao động bằng nghề nghiệp là một điều kiện để con người xác lập được vị thế xã hội. Không gắn mình vào cuộc sống xã hội, không tham gia vào hoạt động xã hội, con người không xác định được vị thế xã hội của mỗi con người. Không phải có nghề là có vị thế xã hội ngay mà phải giao lưu, mở rộng tri thức, kĩ thuật mới, công nghệ mới, luôn nâng cao chất lượng…, dần dần xác định được vị thế xã hội của mình.
Trong xã hội hiện đại nghề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự phát triển của con người. Có nghề trong tay mỗi người phải phấn đấu để đạt tới đỉnh cao của tay nghề, để tăng uy tín nghề nghiệp dẫn đến vị thế xã hội sẽ được khẳng định..
Nghề tin học văn phòng, vai trò của tin học trong sản xuất và đời sống
a) Nghề tin học văn phòng
Nghề tin học văn phòng là việc ứng dụng tin học vào công tác văn phòng làm cho công tác văn phòng trở nên tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, khoa học, tiết kiệm và hiện đại.
Một số công việc của nghề tin học văn phòng như:
- Soạn thảo văn bản, lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm hồ sơ, gởi nhận văn bản
- Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp tự động hóa việc nhập, lưu trữ, xử lí và trình bày số liệu
- Sử dụng mạng máy tính trong việc chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm, trao đổi thông tin…
b) Đối tượng và công cụ lao động của nghề tin học văn phòng
- Đối tượng:
+ Các chương trình ứng dụng trong công tác văn phòng như thư điện tử, soạn thảo văn bản, bảng tính, hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở sữ liệu
+ Các loại văn bản hành chính, bảng biểu trong công việc văn phòng
+ Tài nguyên trên mạng…
- Công cụ:
+ Máy vi tính, các thiết bị kết nối mạng internet
+ Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
+ Máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại…
c) Vai trò của tin học trong sản xuất và đời sống
Ngày nay tin học có mặt ở hầu khắp mọi nơi trong cơ quan, trường học, gia đình... Việc ứng dụng tin học giúp:
- Tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí
- Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức
- Làm thay đổi phong cách sống
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành khoa học khác
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Đặc điểm và các yêu cầu của nghề tin học văn phòng
* Đặc điểm:
- Phải kết hợp học lí thuyết với thực hành, tự khám phá tìm hiểu, học từ nhiều nguồn khác nhau. Làm việc theo nhóm, có ý thức tự giác.
- Luôn ứng dụng những tiến bộ của tin học vào việc xử lí các công việc của văn phòng.
* Yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính.
+ Trình bày được nội dung, phương thức cài đặt, vận hành, bảo dưỡng các phần mềm máy tính dùng cho văn phòng.
+ Đánh giá được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo bộ phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Open Office...)
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng
+ Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus và bảo mật dữ liệu
- Thái độ:
+ Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của nơi làm việc.
+ Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.
Bài 2:
NHẬP MÔN TIN HỌC
Các khái niệm tin học:
Khái niệm tin học.
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Hồng Nhung
Dung lượng: 31,74MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)