Bài 1. Cơ quan vận động

Chia sẻ bởi Lê Thị Phiếm | Ngày 10/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Cơ quan vận động thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM SƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
MÔN: Tự nhiên và Xã hội – Lớp 2A
Tiết 1: Cơ quan vận động
Giáo viên: Lê Thị Phiếm
Email : [email protected]

Thực hiện các động tác như hình 1,2,3,4
- Bộ phận nào của cơ thể phải cử động để thực hiện động tác quay cổ?
- Đầu và cổ.
- Bộ phận nào của cơ thể phải cử động để thực hiện động tác nghiêng người?
- Mình, cổ và tay.
- Bộ phận nào của cơ thể phải cử động để thực hiện động tác cúi gập mình?
Đầu, cổ, tay, bụng và hông.
Để thực hiện được những động tác trên thì các bộ phận cơ thể như đầu, mình, tay, chân phải cử động.
Kết luận
Thực hành:

- Học sinh tự sờ nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay mình.
- Dưới lớp da của cơ thể có gì?
- Có bắp thịt (cơ) và xương.
Thực hành:

- Học sinh thực hành cử động: uốn dẻo bàn tay, vẫy tay, co và duỗi cánh tay, quay cổ, …
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó của cơ thể cử động được?
-Nhờ có sự phối hợp hoạt động của cơ (bắp thịt) và xương.
- Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
- Chúng ta cử động được nhờ đâu?
Quan s�t tranh

Xương
Xương và Cơ được gọi là các cơ quan vận động

Xương
Hai hình mô phỏng cơ thể ở cùng một tư thế (đang chạy). Lúc này cả cơ và xương cùng hoạt động. Như vậy cơ thể cử động được là nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ và xương.
Ghi nhớ:
Xương và cơ được gọi là các cơ quan vận động. Nhờ sự phối hợp của cơ và xương mà chúng ta cử động được.
Muốn cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi bổ ích, vận động,nghỉ ngơi hợp lí, ăn uống đầy đủ chất.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM SƠN
Giáo viên: Lê Thị Phiếm
Email : [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phiếm
Dung lượng: 1,01MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)