Bài 1

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Mác | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: bài 1 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Tiết: 13,14
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết khái niệm biến, hằng.
- Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng.
- Biết vai trò của biến trong lập trình.
- Hiểu lệnh gán.
II. Phương pháp dạy học.
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp hoạt động nhóm
Phương pháp trực quan
III. Phương tiện dạy học.
Giáo án, các ví dụ: VDhinhvuong.pas, VDgiatri.pas, VDbien_hang.pas
Máy chiếu
IV. Tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Dạy học bài mới:
Tiết 13:
Hoạt động của GV + HS
Ghi bảng
Thời gian



- Cho HS làm ví dụ: Viết chương trình tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a = 3.
Begin
writeln(‘Chu vi hinh vuong co do dai canh a = 3 la: ’,3*4);
readln;
End.
? Nếu muốn tính chu vi của một hình vuông khác thì phải làm thế nào
- HS: Phải sửa lại chương trình.
* Nhận xét: mất thời gian, người sử dụng phải biết lập trình thì mới sửa được.
- GV: đưa ra yêu cầu là cần viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím độ dài cạnh a của hình vuông, sau đó tính chu vi và hiển thị kết quả ra màn hình.
- GV chiếu một chương trình đã chuẩn bị sẵn cho học sinh quan sát (VDhinhvuong.pas):
Var
a:integer;
Begin
Write(‘Nhap do dai canh a= ’);
Readln(a);
Write(‘Chu vi hinh vuong la: ’,a*4);
Readln;
End.
- GV chạy thử chương trình và cho HS nhận xét hiệu quả của chương trình.
Từ đó GV giới thiệu về biến - một công cụ hỗ trợ lập trình.
1. Biến là công cụ trong lập trình.



12’















7’


GV quay trở về ví dụ trong phần trước: Để có thể có biến a, chúng ta phải khai báo sau từ khoá Var:
Var a:integer;
Từ đó nhắc đến lưu ý đầu tiên trước khi làm quen với câu lệnh khai báo biến.







Yêu cầu HS nhận biết tên biến, kiểu dữ liệu trong Ví dụ 3 (Hình 26).
- Chú ý: Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. Nếu có nhiều biến mang cùng kiểu dữ liệu, các biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy (,).
- Cho HS làm ví dụ:

2. Khai báo biến.




- Tất cả các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình. Việc khai báo gồm:
+ Khai báo tên biến.
+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.






Ví dụ: Viết phần khai báo cho chương trình tính vận tốc v của một người đi xe đạp trên một quãng đường có độ dài là d, thời gian để đi hết quãng đường đó là t.
Var
v:real;
d,t:integer;


10’


















8’

Củng cố: Câu hỏi và Bài tập.
HS phải giải thích được các lựa chọn của mình.
Câu 1: Các phép toán không hợp lệ: b, d.
Câu 4: Các khai báo đúng: a
7’

Tiết 14:

Hoạt động của GV + HS
Ghi bảng
Thời gian



- GV: Sau khi khai báo, ta có thể sử dụng các biến trong chương trình.



- GV giới thiệu về câu lệnh gán giá trị trong chương trình.
Minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể trong SGK.
- GV và HS đọc, phân tích Ví dụ 4








- GV giải thích hoạt động của lệnh
Readln(a);
Chạy lại chương trình VDhinhvuong.pas để học sinh quan sát.
- GV chiếu 1 ví dụ VDgiatri.pas đã chuẩn bị trước cho học sinh quan sát, nhận biết các lệnh gán, ý nghĩa của chúng và dự đoán kết quả các biến sau phép gán. Sau đó chạy chương trình để học sinh tự kiểm chứng kết quả.
Var
a,b,c:integer;
Begin
a:=3;
b:=4;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Mác
Dung lượng: 75,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)