Ý nghĩa tết Trung thu
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Ý nghĩa tết Trung thu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ý nghĩa tết Trung Thu
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu …”
(Rước đèn tháng tám - Đức Quỳnh, Văn Thành)
Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)
Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Tết Trung Thu cũng là ngày tết truyền thống của một số quốc gia ở Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.
Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.
1. Nguồn gốc Tết Trung thu
Theo truyền thuyết, Tết Trung Thu có từ vài ba ngàn năm nay. Người Trung Hoa thời cổ đại sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Suốt mùa hè trời nắng ấm, người dân chăn nuôi và săn bắn dễ dàng, đầu tháng 8 lại thu hoạch nông sản phẩm, đến rằm tháng 8 bầu trời xanh biếc, trăng rằm trong sáng, cả nhà vui vẻ đoàn tụ, tượng trưng cho " trời và đất hợp nhất", nên mới có Tết Trung Thu. Thời đó, Tết Trung Thu đơn thuần là ngày lễ cúng thần nông, chỉ có cơm rượu, không có các loại bánh như ngày nay.
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Tuy vậy, trước đời Đường văn tự chưa phát triển, sử sách viết về Tết Trung Thu không nhiều lắm. Từ đời Đường trở đi, nhiều nhà thơ hoặc văn nhân viết những bài thơ hay tác phẩm về Tết Trung Thu, người đời sau mới biết được truyền thuyết và tập tục của nó. Từ đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ cố định hàng năm. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu …”
(Rước đèn tháng tám - Đức Quỳnh, Văn Thành)
Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)
Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Tết Trung Thu cũng là ngày tết truyền thống của một số quốc gia ở Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.
Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.
1. Nguồn gốc Tết Trung thu
Theo truyền thuyết, Tết Trung Thu có từ vài ba ngàn năm nay. Người Trung Hoa thời cổ đại sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Suốt mùa hè trời nắng ấm, người dân chăn nuôi và săn bắn dễ dàng, đầu tháng 8 lại thu hoạch nông sản phẩm, đến rằm tháng 8 bầu trời xanh biếc, trăng rằm trong sáng, cả nhà vui vẻ đoàn tụ, tượng trưng cho " trời và đất hợp nhất", nên mới có Tết Trung Thu. Thời đó, Tết Trung Thu đơn thuần là ngày lễ cúng thần nông, chỉ có cơm rượu, không có các loại bánh như ngày nay.
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Tuy vậy, trước đời Đường văn tự chưa phát triển, sử sách viết về Tết Trung Thu không nhiều lắm. Từ đời Đường trở đi, nhiều nhà thơ hoặc văn nhân viết những bài thơ hay tác phẩm về Tết Trung Thu, người đời sau mới biết được truyền thuyết và tập tục của nó. Từ đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ cố định hàng năm. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 80,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)