Xử lí tình huống trong giáo dục
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Lương |
Ngày 12/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: Xử lí tình huống trong giáo dục thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
Tình huống & ứng xử tình huống
trong quản lý giáo dục
2
Mục tiêu
Về kiến thức:
Xác định được cơ sở lý luận về tình huống và ứng xử tình huống trong quản lý trường học
Nhận biết được những nhân tố chính cần được vận dụng khi ứng xử tình huống diễn ra hàng ngày ở trường học
Về kỹ năng:
Phân tích những tình huống thường gặp trong quản lý trường học để ứng xử thành công
ứng xử linh hoạt trong các hoạt động quản lý nhà trường
Về thái độ
Đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với các đối tượng trong nhà trường và ngoài xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của trường
3
Nội dung
Khái niệm tình huống, ứng xử, ứng cử tình huống trong quản lý trường học
Một số vấn đề lý luận về ứng xử tình huống quản lý trường học
Một số tình huống trong quản lý trường tiểu học
Phương pháp giảng dạy - học tập
Thuyết trình
Thảo luận theo nhóm
Khái quát các tình huống trong trách nhiệm quản lý
Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Khai thác kinh nghiệm của học viên
Nghiên cứu tài liệu
4
1- những vấn đề chung của tình huống trong quản lý
1.1- Khái niệm:
1.1.1- Tình huống:
Là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc có chứa mâu thuẫn) nẩy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa các hoạt động và quan hệ có chứa đựng trạng thái có vấn đề bức xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển.
1.1.2- Tình huống trong quản lý:
Là những tình huống nẩy sinh trong quá trình điều khiển hoạt động và quan hệ quản lý buộc người quản lý phải giải quyết để đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển khớp nhịp, nhằm hướng tới mục đích, yêu cầu, kế hoạch đã được xác định của một tổ chức.
Có nhiều loại tình huống: nghịch lý, lựa chọn, xung đột ...
5
1.1.3- Phân biệt tình huống và một số phạm trù khái niệm có liên quan:
Tình huống là một phạm trù khái niệm rất rộng, trong đó chứa đựng tổng hợp các quá trình vận động của tự nhiên, xã hội, hoạt động của con người diễn ra trong khoảng thời gian và bối cảnh nhất định có tính quy luật mà người ta có thể dự đoán trước được hoặc nắm bắt quy luật để điều khiển các hoạt động theo quy luật Nhưng trong diễn biến của từng tình hình cũng có những sự kiện, vụ việc xuất hiện đột nhiên, bất ngờ ngoài dự đoán hoặc ngoài mục đích hành động của con người,lúc đó được gọi là tình huống Sự biến đổi của tự nhiên ngày càng trở nên phức tạp, hoạt động của con người và sự phát triển của xã hội ngày càng phát triển phong phú, đa dạng thì tình huống xuất hiện ngày càng nhiều, đan xen trong diễn biến của tình hình. Như vậy trong tình hình có hàm chứa tình huống.
Tình trạng có thể hiểu một cách đơn giản là trạng thái phát triển của tự nhiên, xã hội và con người ở một thời điểm nhất định
6
có thể nhận biết được hạng trạng ở mức độ xác định khác nhau (bình thường, tốt, hoặc xấu, thuận lợi, khó khăn, đột biến hay tuần tự như tiến ...) hoặc có thể chưa biết, hay biết chưa rõ ràng. Như vậy trong tình trạng có thể có những trạng thái thời điểm xuất hiện tình huống.
- Tình thế là sự phát triển của tình hình và dẫn tới đỉnh điểm, thời điểm nào đó tạo ra một mối tương quan, một vị thế nhất định thế mạnh hay yếu, thế thắng hay bại, thế chủ động hay bị động thế thủ hay công, có khi lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan... buộc phải có cách giải quyết kịp thời độc đáo để vượt ra khỏi mối tương quan về thế ... theo đó hương tích cực và có lợi nhất cho mình. ở đây có điểm gặp giữa tình hình và tình huống ở khía cạnh sự phát triển của mâu thuẫn dẫn đến tình trạng cần phải giải quyết kịp thời nhưng có sự khác biệt về phạm vi, giới hạn và tính chất của các mâu thuẫn của chúng.
7
1.1.4- Đặc điểm tình huống quản lý
- Tính cụ thể, thực tế, chứa đựng những mâu thuẫn bức xúc xuất hiện trong một phạm vi thời gian và không gian khó biết trước đòi hỏi phải ứng phó xử lý kịp thời.
Sự xuất hiện cả tình huống thường chứa đựng yếu tố ngẫu nhiên, bột phát, nhưng cũng có tính quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội nói chung, sự phát triển của một tổ chức trong quản lý nói riêng. Việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, có kỷ cương nề nếp, đoàn kết thống nhất đều tay xoay việc, củng cố một môi trường cộng đồng xã hội tích cực, lành mạnh sẽ làm nền tảng cốt yếu để hạn chế được những xung đột, những mâu thuẫn những tình huống gay cấn, phức tạp xuất hiện trong quản lý. Như vậy sự xuất hiện và phát triển của tình huống diễn ra theo quy luật "nghịch biến" với sự phát triển của một tập thể, một tổ chức
Tính đa dạng phức tạp thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Phản ánh nhiều loại mâu thuẫn gay cấn, phức tạp trong hoạt động và quan hệ của tổ chức và ngoài tổ chức.
+ Chứa đựng nhiều nguyên nhân, nhiều duyên cớ và kể cả những ẩn số tiềm tàng dấu kín phải hết sức minh mẫn , tỉnh táo nhạy cảm và tinh tế mới phát hiện được.
8
+ Có độ bất định cao: một tình huống xã hội hay quản lý thì sự diễn biến của nó lại tuỳ thuộc vào cách xử lý của người all và đặc điểm của đối tượng. Chính do sự tương tác cụ thể mà diễn biến của tình huống có thể phát triển, biến đổi theo những định hướng tiến bộ rất khác nhau.
Tính pha trộn của các tình huống, đặc biệt là tình huống quản lý thường thể hiện ở chỗ: các sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề trong tình huống thường có lẫn lộn, pha tạp giữa cái có lý và cái phi lý, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái riêng, giữa cái cá biệt và cái phổ biến, giữa cái tích cực và cái tiêu cực ... đặt người quản lý trước một tình thế trắng đen lẫn lộn phải trái chưa tường minh, đúng sai chưa tỏ tường.
- Tính lan toả là một tình huống phát sinh trong đời sống hay trong quản lý ngay cả trong những trường hợp "riêng lẻ", "cá biệt" nó vẫn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động và quan hệ cộng đồng tập thể, hoặc lan truyền qua con đường dư luận xã hội làm cho các nguồn thông tin thu thập được tạo ra tình huống bị phản ánh thiên lệch, sai sót theo kiểu "tam sao thất bản"
9
1.2- Phân loại các tình huống trong quản lý
1.2.1- Phân loại theo tính chất
Tình huống đơn giản
Tình huống phức tạp
1.2.2- Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống:
Tình huống đơn phương: chỉ có một bên tạo ra mâu thuẫn
Tình huống song phương: xuất hiện những mâu thuẫn từ 2 phía
Tình huống đa phương: tạo nên bởi nhiều mối quan hệ và hoạt động trong quản lý.
1.2.3- Phân loại theo các chức năng quản lý:
Tình huống trong công tác kế hoạch
Tình huống trong công tác tổ chức nhân sự, xây dựng tập thể
Tình huống trong chỉ đạo hoạt động quản lý
Tình huống trong kiểm tra - đánh giá
10
1.2.4- Phân loại theo nội dung quản lý
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch chính sách phát triển giáo dục
Ban hành và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật về giáo dục. Điều lệ nhà trường, ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biên soạn, nhiều và xuất bản phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ.
Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
11
Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục
Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục
Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có công lao đối với sự nghiệp giáo dục
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật giáo dục.
1.2.5- Trong công tác huấn luyện, đào tạo, người ta còn phân loại tình huống theo các loại:
Tình huống đóng và tình huống mở
Tình huống có thật và tình huống giả định ...
12
2- phương pháp ứng xử tình huống trong quản lý
2.1- Khái niệm:
Phương pháp ứng xử tình huống (UXTH) trong quản lý là tổng hợp những biện pháp, cách thức đối nhân xử thế mà người quản lý dùng để ứng phó, xử lý với các tình huống nẩy sinh trong quá trình điều khiển các hoạt động và quan hệ trở lại trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hướng tới thực hiện mục tiêu mong muốn
- Phương pháp UXTH không phải là một phương pháp hoàn toàn độc lập, tách biệt với các phương thức quản lý khác (phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp tâm lý - xã hội, phương pháp kinh tế) mà nó là một bộ phận cấu thành đặc biệt của hệ thống phương pháp đó.
- Tính chất đặc biệt của phương pháp UXTH thể hiện ở chỗ nó không phải là sử dụng nguyên vẹn những biện pháp thông thường của các phương pháp quản lý trong điều kiện phát triển bình thường của một tổ chức. Để ứng xử với các tình huống, hoàn cảnh có vấn đề, chứa nhiều mẫu thuẫn, bức xúc "khác thường trong cái bình thường" người quản lý phải biết lựa chọn
13
sử dụng có sáng tạo những tinh hoa tiêu biểu nhất của phương pháp đó, tích hợp một cách độc đáo được xem như là "đặc công" (công việc đặc biệt) của các phương pháp đó để tạo ra những thủ pháp ứng xử, nâng lên thành nghệ thuật ứng xử để giải quyết các tình huống quản lý mới đem lại kết quả mong muốn. Trong nhiều trường hợp, người quản lý lại phải khai thác, sử dụng cả những phương pháp vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của khoa học quản lý mới có thể đem lại hiệu quả.
2.2- Một số bí quyết thành công trong ứng xử tình huống:
2.2.1- Sáu điều cần biết:
Tri kỷ Biết mình
Tri bỉ Biết người
Tri chỉ Biết giới hạn, biết điểm dừng
Tri túc Biết đến đâu là đủ
Tri thời Biết thời thế, hoàn cảnh
Tri ứng Biết cách ứng xử
14
2.2.2- Tạo ra sự cần bằng động, sự tương đồng trong nhiều mối quan hệ tương khắc ẩn chứa trong tình huống
Giữa lý và tình, giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa trước và sau, giữa trên và dưới, giữa ngoài và trong, người quản lý ứng xử để tạo ra một sự cân bằng động cho trên dưới thuận hoà, trong ấm ngoài êm, chung riêng vẹn toàn
2.2.3- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
Bí quyết này đòi hỏi người quản lý phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc để ứng phó với các sự kiện,vụ việc, tình huống xẩy ra muôn hình vạn trạng. Do đó phải xem xét, đắn đo, cân nhắc nhiều phương án khác nhau và tìm ra những giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình.
2.2.4- Phép đối cực trong ứng xử
Theo quan điểm "đức trị": "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấychí nhân thay cường bạo"; "cái thiện thắng cái ác"; "cao thượng thắng thấp hèn"; "lấy nhu thắng cương"...
15
2.2.5- Thuật tương phản:
Trong UXTH, nhiều khi cũng phải "tương kế tựu kế", lấy "độc trị độc" để thay đổi tình thế, biến bị động thành chủ động, để ứng xử trước những tình huống gay cấn ...
2.2.6- Nghệ thuật chuyển hướng:
Trong UXTH, người quản lý không nhất thiế phải giải quyết chính bản thân mâu thuẫn đó mà tìm cách giải toả mâu thuẫn bằng cách tạo ra điều kiện, cơ hội để lấp hố ngăn cách làm cho họ "đến với nhau", hoặc đến với tổ chức để dần dần chuyển từ đối đầu sang hội nhập, chuyển từ xung đột sang hợp tác. Bằng cách đó, việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả bền vững.
2.2.7- Sử dụng nhân vật trung gian
Nhà quản lý cần sử dụng thêm nhân vật trung gian mà nhân vật đó có những ưu thế đặc biệt, có những mối quan hệ tác động qua lại có sức thuyết phục đặc biệt đối với các đối tượng tạo ra tình huống. Biện pháp này sẽ tạo ra sự tác động song song rất có hiệu quả, tạo thêm sức mạnh và uy tin cho nhà quản lý.
16
2.2.8- Biện pháp bùng nổ:
Có những tình huống xẩy ra mang sắc thái đối xử cá biệt trong tập thể. ở đây đối tượng tạo ra tình huống đã trở nên chai sạn, trơ lỳ trước mọi tác động thông thường áp dụng trong quản lý. Trong trường hợp này người quản lý cần tỏ ra táo bạo tìm ra những thủ pháp "đột phá" vào nội tâm của đối tượng ở những nguồn sức mạnh của tình cảm, của lòng tự trọng, danh dự, của lương tâm ... để làm thức tỉnh, bùng bổ những sức mạnh tiềm ẩn sâu kín bên trong con người. Sự bùng nổ đó sẽ tạo ra nội lực phá vỡ cái vỏ bề ngoài chai sạn, trơ lỳ thâm căn cố đế để tưởng chứng như bất khả kháng. Cũng có khi chỉ là một sự khêu gợi, một sự đụng chạm nho nhỏ nhưng lại đánh đúng những điểm sáng của tâm hồn, của một dấu hiệu động cơ tích cực cùng tạo ra một sự "bùng nổ" tích cực, tự giải thoát được mâu thuẫn cho chính mình, tạo ra kết quả bất ngờ, bền vững.
17
2.2.9- Thuật sử dụng ngôn ngữ ứng xử
Ngôn ngữ là một phương tiện cực kỳ sắc bén trong giao tiếp ứng xử. Nó vừa là tiếng nói của trí tuệ, vừa là tiếng nói của trái tim. Nó còn thể hiện độc đáo dáng vẻ thần sức của con người. Nó là phương tiện đặc sắc trong mối quan hệ giao lưu liên nhân cách. Trong quản lý, ngoài sự giao tiếp thông thường, nó còn là một phương tiện để chuyển tải thông tin, ra các quyết định, mệnh lệnh, để đối nhân xử thế ... nhưng ngôn ngữ cũng là con dao hai lưỡi. Tác dụng của nó, chính hay tà, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào người sử dụng nó
Nếu biết cách nói lịch thiệp, tế nhị, chân tình, đúng mực, biết "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" lời nói sẽ có hiệu lực, nhiều khi còn mạnh hơn sức mạnh vật chất. Nhưng nếu sử dụng những thứ ngôn ngữ thô bỉ, cục cằn, hách dịch, trịch thượng, cực đoan, nịnh bợ, giả dối ... thì rất dễ xúc phạm đến nhân tâm, nhiều khi gây ra những phản ứng đối nghịch nguy hiểm, hậu quả của nó không lường trước được
18
Mặt khác cũng cần phải biết im lặng, biết nghe người khác nói. "Nói là gieo, nghe là gặt" Tago); "Im lặng là một phương châm xử thế hay nhất" (Kant); "Im lặng là vàng, nói ra là ngọc" (Pascal)
Nụ cười, cách nhìn, điệu bộ cử chỉ, nét hài hước của người quản lý cũng chính là một dạng ngôn ngữ đặc biệt trong giao tiếp ứng xử. Chúng có khả năng giải toả mâu thuẫn, tạo ra trạng thái tinh thần, bầu không khí thuận lợi, tạo ra những kết quả bất ngờ trong những tình huống nhất định.
2.2.10- Biết khen và biết chê
- Khen, chê chính là một nghệ thuật để đánh giá,xác định nhân cách của con người. Nó tác động đúng vào bản chất của con người là muốn được khẳng định mình giữa mọi người trong tập thể. Trong đó, sự đánh giá của người quản lý có tầm quan trọng đặc biệt, có tính đại diện cao nhất. Nó có tác dụng động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, dù là nhỏ hay lớn, đồng thời khẳng định giá trị của cái ưu việt, nổi bật. Mặt khác nó tạo cơ hội chomọi người, cho tổ chức nhận biết mặt hạn chế để khắc phục
19
Điều cần quan tâm trong cách khen, chê là:
Phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm
Chỉ nên chê trách, trừng phạt khi người ta hiểu rõ lỗi lầm, khuyết điểm của mình
Khen cái ưu việt, tiêu biểu, nhưng cũng đặc biệt khuyến khích khen ngợi cái mới tiến bộ, có triển vọng.
Khách quan, công bằng công khai đúng mực gtrong đánh giá, khen ngợi. Rõ ràng, minh bạch nhưng lại độ lượng, tế nhị và thận trọng trong sự phê bình, chê trách, kỷ luật. Ngạn ngữ có câu "cái đẹp phô ra, xấu xa đậy lại"; "đóng cửa bảo nhau". Nhưng cũng có câu "Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng"`"Mất lòng trước, được lòng sau". Những sự quanh co, dấu diếm đều gây hậu quả có hại cho cả đôi bên. Vì thế phải tuỳ cơ ứng biến mới là nghệ thuật khen chê để hướng con người đi vào cái chân, thiện, mỹ.
2.2.11- Cần quyết đoán và thận trọng, táo bạo
Tuỳ theo đối tượng ứng xử, biết tiến, lùi để thắng
20
2.2.12- Thuật ứng xử tình huống thành công còn thể hiện ở
ứng xử theo nguyên tắc 3 lý
+ Hành xử / sống làm việc theo pháp lý
+ Tu dưỡng, lập luận theo đạo lý
+ ứng xử theo tâm lý
ứng xử theo nhu cầu:
+ Làm thoả mãn nhu cầu sinh học, xã hội, nhận thức/phát triển
2.3- Các bước tiến hành ứng xử tình huống:
Tiếp cận tình huống:
+ Tìm hiểu đối tượng có quan hệ đến tình huống
+ Khai thác các nguyên nhân trực tiếp, các nguyên
nhân sâu xa, tiềm ẩn trong tình huống
+ Phân tích sơ bộ đặc điểm, tính chất của tình huống
21
Phân tích, tổng hợp tìm ra nguyên nhân chính:
Loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu, những nguyên nhân bên ngoài che lấp bản chất sự việc
Tìm ra nguyên nhân sâu xa, chủ yếu làm cơ sở cho việc tìm biện pháp xử lý
Tìm biện pháp xử lý:
Các biện pháp xử lý tình thế
Các biện pháp xử thế lâu dài, bền vững
Đánh giá kết quả:
Xác định kết quả cụ thể của việc giải quyết tình huống
Những tác động kéo theo đến cá nhân, tổ chức
Rút ra bài học kinh nghiệm
Việc nêu ra các bước xử lý tình huống là có tính ước lệ nhằm đưa ra những hành động, những thao tác cần thiết để có thể giải quyết tình huống một cách tối ưu. Tùy theo tình huống cụ thể mà có biện pháp giải quyết một cách tốt nhật, có hiệu quả cao.
22
Thảo luận về một số tình huống
trong quản lý giáo dục
Tình huống 1:
Trong cuộc họp hội đồng nhà trường do hiệu trưởng điều khiển nhưng ở dưới mọi người nói chuyện riêng rất nhiều. Cách xử lý:
1- Đề nghị mọi người giữ trật tự, sau đó trình bày lại vấn đề từ đầu
2- Dừng nói, đợi khi nào mọi người trật tự rồi nói tiếp
3- Yêu cầu một số người nhắc lại nội dung mình vừa trình bày
4- Đồng chí có cách nào khác không. Đề nghị trình bày đề mọi người cùng tham khảo.
23
Tình huống 2:
Một phụ huynh học sinh đến trường tỏ thái độ rất bất bình với Hiệu trưởng về việc con họ bị cô giáo phạt nhốt vào nhà vệ sinh và đề nghị cho con họ được chuyển trường khác
Các phương án được đưa ra là:
Gọi cô giáo lên bắt xin lỗi vị phụ huynh đó với lý do là cô giáo đã vi phạm quy chế nhưng thuyết phục phụ huynh không cần thiết phải chuyển cháu sang trường khác
Trấn an phụ huynh, hứa sẽ làm việc với cô giáo và thuyết phục không cần phải chuyển cháu sang trường khác
Xin lỗi phụ huynh, sau đó điều tra làm rõ sự việc và có hồi âm cho phụ huynh
Đồng ý với đề nghị của phụ huynh và cho con họ được chuyển sang học ở lớp khác .
24
Tình huống 3:
Một giáo viên mới về trường và hiệu trưởng nhận được một số thông tin không hay về giáo viên mới này. Nếu đồng chí là hiệu trưởng thì sẽ giải quyết theo cách nào sau đây:
Hỏi cặn kẽ giáo viên đó về những tin tức mà họ phản ánh và đề nghị hãy đợi thêm một thời gian nữa để tìm hiểu giáo viên mới về
Lên gặp cấp trên đã điều giáo viên ấy để phản ánh và xin thay người khác
Gặp ngay giáo viên mới về đó để hỏi cặn kẽ
Cách giải quyết của đồng chí
25
Tình huống 4:
Sau khi nhận được thông báo kết quả dự gờ đánh giá của đoàn thanh tra Phòng Giáo dục & đào tạo, một giáo viên phản đối kết quả thanh tra, cho rằng đoàn đánh giá sai và Hiệu trưởng không bảo vệ cho giáo viên.
Hiệu trưởng sẽ xử sự như sau:
1- Tuyên bố sự việc đã kết thúc, đó là đánh giá của đoàn thanh tra Phòng, nhà trường không thể can thiệp
2- Nhắc lại toàn bộ nội dung đánh giá của đoàn thanh tra và giải thích theo ý kiến của hiệu trưởng
3- Cùng giáo viên đó xem xét lại bảng điểm và đối chiếu lại những hoạt động giáo viên đó đã thực hiện
4- Đồng chí có cách giải quyết nào khác ?
26
Tình huống 5:
Nhà trường thu thêm tiền học sinh để mua sắm đồ dùng dạy học sau khi đã cuộc họp phụ huynh đã đồng ý, nhưng có một số phụ huynh không bằng lòng
Đồng chí hiệu trưởng đã:
1- Rất bực mình, trách phụ huynh đã đồng ý qua cuộc họp rồi nay lại phản đối
2- Lập tức mời phụ huynh đến trường để giải thích
3- Không quan tâm tới ý kiến của phụ huynh đó và vẫn tiếp tục thu thêm tiền
4- Đồng chí sẽ giải quyết như thế nào ?
27
Tình huống 6:
Hai học sinh ngồi cạnh nhau, em A học khá hơn em B, nhưng sau khi trả bài kiểm tra thì bài 2 em lại giống nhau, nhất là giống nhau những chỗ sai và điểm của em A lại thấp hơn em B 1 điểm. Em A phản đối cô giáo bằng cách lên gặp thầy hiệu trưởng để phản ánh sự việc
Đồng chí hiệu trưởng sẽ:
1- yêu cầu cô giáo cho 2 em kiểm tra lại, ngồi tách ra
2- Đề nghị đưa cô giáo ra kiểm điểm trước tổ chuyên môn và tổ đưa ra mức kỷ luật
3- Đưa vấn đề ra hội đồng nhà trường xem xét giải quyết
4- Xử lý của đồng chí ?
28
Tình huống 7:
Có một giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường không có giáo án
Đồng chí sẽ:
1- yêu cầu giáo viên đó thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn
2- Đưa ra Hội đồng nhà trường xét kỷ luật
3- Tiến hành kiểm tra toàn diện giáo viên đó
4- Giao tổ chuyên môn xử lý
5- Không cần họp mà cuối năm cắt toàn bộ kết quả thi đua
6- Phương án khác của đồng chí là gì ?
29
Tình huống 8:
Một thư nặc danh phản ánh về cách làm việc của hiệu trưởng vi phạm nhân quyền trong nhà trường
Đồng chí sẽ:
1- Nghi ngờ những giáo viên lâu nay hay phản đối công việc của mình, tỏ thái độ lạnh nhạt và giáo viên, xoi mói những việc làm của họ để tìm khuyết điểm
2- Truy tìm người làm đơn, đồng thời tập hợp những người cùng cánh truy tìm thủ phạm để trả thù
3- Tự mình xem xét một cách khách quan nội dung thư, tìm cái đúng, cái sai. Nếu nội dung dung đơn là bịa đặt thì xem như không có vấn đề gì; nếu có một số vấn đề sai sót thì tìm cách khắc phục, sữa chữa
4 Đồng chí sẽ có phương án mới ?
30
Xin cảm ơn
Hẹn gặp lại
Tình huống & ứng xử tình huống
trong quản lý giáo dục
2
Mục tiêu
Về kiến thức:
Xác định được cơ sở lý luận về tình huống và ứng xử tình huống trong quản lý trường học
Nhận biết được những nhân tố chính cần được vận dụng khi ứng xử tình huống diễn ra hàng ngày ở trường học
Về kỹ năng:
Phân tích những tình huống thường gặp trong quản lý trường học để ứng xử thành công
ứng xử linh hoạt trong các hoạt động quản lý nhà trường
Về thái độ
Đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với các đối tượng trong nhà trường và ngoài xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của trường
3
Nội dung
Khái niệm tình huống, ứng xử, ứng cử tình huống trong quản lý trường học
Một số vấn đề lý luận về ứng xử tình huống quản lý trường học
Một số tình huống trong quản lý trường tiểu học
Phương pháp giảng dạy - học tập
Thuyết trình
Thảo luận theo nhóm
Khái quát các tình huống trong trách nhiệm quản lý
Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Khai thác kinh nghiệm của học viên
Nghiên cứu tài liệu
4
1- những vấn đề chung của tình huống trong quản lý
1.1- Khái niệm:
1.1.1- Tình huống:
Là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc có chứa mâu thuẫn) nẩy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa các hoạt động và quan hệ có chứa đựng trạng thái có vấn đề bức xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển.
1.1.2- Tình huống trong quản lý:
Là những tình huống nẩy sinh trong quá trình điều khiển hoạt động và quan hệ quản lý buộc người quản lý phải giải quyết để đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển khớp nhịp, nhằm hướng tới mục đích, yêu cầu, kế hoạch đã được xác định của một tổ chức.
Có nhiều loại tình huống: nghịch lý, lựa chọn, xung đột ...
5
1.1.3- Phân biệt tình huống và một số phạm trù khái niệm có liên quan:
Tình huống là một phạm trù khái niệm rất rộng, trong đó chứa đựng tổng hợp các quá trình vận động của tự nhiên, xã hội, hoạt động của con người diễn ra trong khoảng thời gian và bối cảnh nhất định có tính quy luật mà người ta có thể dự đoán trước được hoặc nắm bắt quy luật để điều khiển các hoạt động theo quy luật Nhưng trong diễn biến của từng tình hình cũng có những sự kiện, vụ việc xuất hiện đột nhiên, bất ngờ ngoài dự đoán hoặc ngoài mục đích hành động của con người,lúc đó được gọi là tình huống Sự biến đổi của tự nhiên ngày càng trở nên phức tạp, hoạt động của con người và sự phát triển của xã hội ngày càng phát triển phong phú, đa dạng thì tình huống xuất hiện ngày càng nhiều, đan xen trong diễn biến của tình hình. Như vậy trong tình hình có hàm chứa tình huống.
Tình trạng có thể hiểu một cách đơn giản là trạng thái phát triển của tự nhiên, xã hội và con người ở một thời điểm nhất định
6
có thể nhận biết được hạng trạng ở mức độ xác định khác nhau (bình thường, tốt, hoặc xấu, thuận lợi, khó khăn, đột biến hay tuần tự như tiến ...) hoặc có thể chưa biết, hay biết chưa rõ ràng. Như vậy trong tình trạng có thể có những trạng thái thời điểm xuất hiện tình huống.
- Tình thế là sự phát triển của tình hình và dẫn tới đỉnh điểm, thời điểm nào đó tạo ra một mối tương quan, một vị thế nhất định thế mạnh hay yếu, thế thắng hay bại, thế chủ động hay bị động thế thủ hay công, có khi lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan... buộc phải có cách giải quyết kịp thời độc đáo để vượt ra khỏi mối tương quan về thế ... theo đó hương tích cực và có lợi nhất cho mình. ở đây có điểm gặp giữa tình hình và tình huống ở khía cạnh sự phát triển của mâu thuẫn dẫn đến tình trạng cần phải giải quyết kịp thời nhưng có sự khác biệt về phạm vi, giới hạn và tính chất của các mâu thuẫn của chúng.
7
1.1.4- Đặc điểm tình huống quản lý
- Tính cụ thể, thực tế, chứa đựng những mâu thuẫn bức xúc xuất hiện trong một phạm vi thời gian và không gian khó biết trước đòi hỏi phải ứng phó xử lý kịp thời.
Sự xuất hiện cả tình huống thường chứa đựng yếu tố ngẫu nhiên, bột phát, nhưng cũng có tính quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội nói chung, sự phát triển của một tổ chức trong quản lý nói riêng. Việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, có kỷ cương nề nếp, đoàn kết thống nhất đều tay xoay việc, củng cố một môi trường cộng đồng xã hội tích cực, lành mạnh sẽ làm nền tảng cốt yếu để hạn chế được những xung đột, những mâu thuẫn những tình huống gay cấn, phức tạp xuất hiện trong quản lý. Như vậy sự xuất hiện và phát triển của tình huống diễn ra theo quy luật "nghịch biến" với sự phát triển của một tập thể, một tổ chức
Tính đa dạng phức tạp thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Phản ánh nhiều loại mâu thuẫn gay cấn, phức tạp trong hoạt động và quan hệ của tổ chức và ngoài tổ chức.
+ Chứa đựng nhiều nguyên nhân, nhiều duyên cớ và kể cả những ẩn số tiềm tàng dấu kín phải hết sức minh mẫn , tỉnh táo nhạy cảm và tinh tế mới phát hiện được.
8
+ Có độ bất định cao: một tình huống xã hội hay quản lý thì sự diễn biến của nó lại tuỳ thuộc vào cách xử lý của người all và đặc điểm của đối tượng. Chính do sự tương tác cụ thể mà diễn biến của tình huống có thể phát triển, biến đổi theo những định hướng tiến bộ rất khác nhau.
Tính pha trộn của các tình huống, đặc biệt là tình huống quản lý thường thể hiện ở chỗ: các sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề trong tình huống thường có lẫn lộn, pha tạp giữa cái có lý và cái phi lý, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái riêng, giữa cái cá biệt và cái phổ biến, giữa cái tích cực và cái tiêu cực ... đặt người quản lý trước một tình thế trắng đen lẫn lộn phải trái chưa tường minh, đúng sai chưa tỏ tường.
- Tính lan toả là một tình huống phát sinh trong đời sống hay trong quản lý ngay cả trong những trường hợp "riêng lẻ", "cá biệt" nó vẫn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động và quan hệ cộng đồng tập thể, hoặc lan truyền qua con đường dư luận xã hội làm cho các nguồn thông tin thu thập được tạo ra tình huống bị phản ánh thiên lệch, sai sót theo kiểu "tam sao thất bản"
9
1.2- Phân loại các tình huống trong quản lý
1.2.1- Phân loại theo tính chất
Tình huống đơn giản
Tình huống phức tạp
1.2.2- Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống:
Tình huống đơn phương: chỉ có một bên tạo ra mâu thuẫn
Tình huống song phương: xuất hiện những mâu thuẫn từ 2 phía
Tình huống đa phương: tạo nên bởi nhiều mối quan hệ và hoạt động trong quản lý.
1.2.3- Phân loại theo các chức năng quản lý:
Tình huống trong công tác kế hoạch
Tình huống trong công tác tổ chức nhân sự, xây dựng tập thể
Tình huống trong chỉ đạo hoạt động quản lý
Tình huống trong kiểm tra - đánh giá
10
1.2.4- Phân loại theo nội dung quản lý
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch chính sách phát triển giáo dục
Ban hành và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật về giáo dục. Điều lệ nhà trường, ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biên soạn, nhiều và xuất bản phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ.
Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
11
Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục
Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục
Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có công lao đối với sự nghiệp giáo dục
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật giáo dục.
1.2.5- Trong công tác huấn luyện, đào tạo, người ta còn phân loại tình huống theo các loại:
Tình huống đóng và tình huống mở
Tình huống có thật và tình huống giả định ...
12
2- phương pháp ứng xử tình huống trong quản lý
2.1- Khái niệm:
Phương pháp ứng xử tình huống (UXTH) trong quản lý là tổng hợp những biện pháp, cách thức đối nhân xử thế mà người quản lý dùng để ứng phó, xử lý với các tình huống nẩy sinh trong quá trình điều khiển các hoạt động và quan hệ trở lại trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hướng tới thực hiện mục tiêu mong muốn
- Phương pháp UXTH không phải là một phương pháp hoàn toàn độc lập, tách biệt với các phương thức quản lý khác (phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp tâm lý - xã hội, phương pháp kinh tế) mà nó là một bộ phận cấu thành đặc biệt của hệ thống phương pháp đó.
- Tính chất đặc biệt của phương pháp UXTH thể hiện ở chỗ nó không phải là sử dụng nguyên vẹn những biện pháp thông thường của các phương pháp quản lý trong điều kiện phát triển bình thường của một tổ chức. Để ứng xử với các tình huống, hoàn cảnh có vấn đề, chứa nhiều mẫu thuẫn, bức xúc "khác thường trong cái bình thường" người quản lý phải biết lựa chọn
13
sử dụng có sáng tạo những tinh hoa tiêu biểu nhất của phương pháp đó, tích hợp một cách độc đáo được xem như là "đặc công" (công việc đặc biệt) của các phương pháp đó để tạo ra những thủ pháp ứng xử, nâng lên thành nghệ thuật ứng xử để giải quyết các tình huống quản lý mới đem lại kết quả mong muốn. Trong nhiều trường hợp, người quản lý lại phải khai thác, sử dụng cả những phương pháp vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của khoa học quản lý mới có thể đem lại hiệu quả.
2.2- Một số bí quyết thành công trong ứng xử tình huống:
2.2.1- Sáu điều cần biết:
Tri kỷ Biết mình
Tri bỉ Biết người
Tri chỉ Biết giới hạn, biết điểm dừng
Tri túc Biết đến đâu là đủ
Tri thời Biết thời thế, hoàn cảnh
Tri ứng Biết cách ứng xử
14
2.2.2- Tạo ra sự cần bằng động, sự tương đồng trong nhiều mối quan hệ tương khắc ẩn chứa trong tình huống
Giữa lý và tình, giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa trước và sau, giữa trên và dưới, giữa ngoài và trong, người quản lý ứng xử để tạo ra một sự cân bằng động cho trên dưới thuận hoà, trong ấm ngoài êm, chung riêng vẹn toàn
2.2.3- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
Bí quyết này đòi hỏi người quản lý phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc để ứng phó với các sự kiện,vụ việc, tình huống xẩy ra muôn hình vạn trạng. Do đó phải xem xét, đắn đo, cân nhắc nhiều phương án khác nhau và tìm ra những giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình.
2.2.4- Phép đối cực trong ứng xử
Theo quan điểm "đức trị": "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấychí nhân thay cường bạo"; "cái thiện thắng cái ác"; "cao thượng thắng thấp hèn"; "lấy nhu thắng cương"...
15
2.2.5- Thuật tương phản:
Trong UXTH, nhiều khi cũng phải "tương kế tựu kế", lấy "độc trị độc" để thay đổi tình thế, biến bị động thành chủ động, để ứng xử trước những tình huống gay cấn ...
2.2.6- Nghệ thuật chuyển hướng:
Trong UXTH, người quản lý không nhất thiế phải giải quyết chính bản thân mâu thuẫn đó mà tìm cách giải toả mâu thuẫn bằng cách tạo ra điều kiện, cơ hội để lấp hố ngăn cách làm cho họ "đến với nhau", hoặc đến với tổ chức để dần dần chuyển từ đối đầu sang hội nhập, chuyển từ xung đột sang hợp tác. Bằng cách đó, việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả bền vững.
2.2.7- Sử dụng nhân vật trung gian
Nhà quản lý cần sử dụng thêm nhân vật trung gian mà nhân vật đó có những ưu thế đặc biệt, có những mối quan hệ tác động qua lại có sức thuyết phục đặc biệt đối với các đối tượng tạo ra tình huống. Biện pháp này sẽ tạo ra sự tác động song song rất có hiệu quả, tạo thêm sức mạnh và uy tin cho nhà quản lý.
16
2.2.8- Biện pháp bùng nổ:
Có những tình huống xẩy ra mang sắc thái đối xử cá biệt trong tập thể. ở đây đối tượng tạo ra tình huống đã trở nên chai sạn, trơ lỳ trước mọi tác động thông thường áp dụng trong quản lý. Trong trường hợp này người quản lý cần tỏ ra táo bạo tìm ra những thủ pháp "đột phá" vào nội tâm của đối tượng ở những nguồn sức mạnh của tình cảm, của lòng tự trọng, danh dự, của lương tâm ... để làm thức tỉnh, bùng bổ những sức mạnh tiềm ẩn sâu kín bên trong con người. Sự bùng nổ đó sẽ tạo ra nội lực phá vỡ cái vỏ bề ngoài chai sạn, trơ lỳ thâm căn cố đế để tưởng chứng như bất khả kháng. Cũng có khi chỉ là một sự khêu gợi, một sự đụng chạm nho nhỏ nhưng lại đánh đúng những điểm sáng của tâm hồn, của một dấu hiệu động cơ tích cực cùng tạo ra một sự "bùng nổ" tích cực, tự giải thoát được mâu thuẫn cho chính mình, tạo ra kết quả bất ngờ, bền vững.
17
2.2.9- Thuật sử dụng ngôn ngữ ứng xử
Ngôn ngữ là một phương tiện cực kỳ sắc bén trong giao tiếp ứng xử. Nó vừa là tiếng nói của trí tuệ, vừa là tiếng nói của trái tim. Nó còn thể hiện độc đáo dáng vẻ thần sức của con người. Nó là phương tiện đặc sắc trong mối quan hệ giao lưu liên nhân cách. Trong quản lý, ngoài sự giao tiếp thông thường, nó còn là một phương tiện để chuyển tải thông tin, ra các quyết định, mệnh lệnh, để đối nhân xử thế ... nhưng ngôn ngữ cũng là con dao hai lưỡi. Tác dụng của nó, chính hay tà, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào người sử dụng nó
Nếu biết cách nói lịch thiệp, tế nhị, chân tình, đúng mực, biết "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" lời nói sẽ có hiệu lực, nhiều khi còn mạnh hơn sức mạnh vật chất. Nhưng nếu sử dụng những thứ ngôn ngữ thô bỉ, cục cằn, hách dịch, trịch thượng, cực đoan, nịnh bợ, giả dối ... thì rất dễ xúc phạm đến nhân tâm, nhiều khi gây ra những phản ứng đối nghịch nguy hiểm, hậu quả của nó không lường trước được
18
Mặt khác cũng cần phải biết im lặng, biết nghe người khác nói. "Nói là gieo, nghe là gặt" Tago); "Im lặng là một phương châm xử thế hay nhất" (Kant); "Im lặng là vàng, nói ra là ngọc" (Pascal)
Nụ cười, cách nhìn, điệu bộ cử chỉ, nét hài hước của người quản lý cũng chính là một dạng ngôn ngữ đặc biệt trong giao tiếp ứng xử. Chúng có khả năng giải toả mâu thuẫn, tạo ra trạng thái tinh thần, bầu không khí thuận lợi, tạo ra những kết quả bất ngờ trong những tình huống nhất định.
2.2.10- Biết khen và biết chê
- Khen, chê chính là một nghệ thuật để đánh giá,xác định nhân cách của con người. Nó tác động đúng vào bản chất của con người là muốn được khẳng định mình giữa mọi người trong tập thể. Trong đó, sự đánh giá của người quản lý có tầm quan trọng đặc biệt, có tính đại diện cao nhất. Nó có tác dụng động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, dù là nhỏ hay lớn, đồng thời khẳng định giá trị của cái ưu việt, nổi bật. Mặt khác nó tạo cơ hội chomọi người, cho tổ chức nhận biết mặt hạn chế để khắc phục
19
Điều cần quan tâm trong cách khen, chê là:
Phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm
Chỉ nên chê trách, trừng phạt khi người ta hiểu rõ lỗi lầm, khuyết điểm của mình
Khen cái ưu việt, tiêu biểu, nhưng cũng đặc biệt khuyến khích khen ngợi cái mới tiến bộ, có triển vọng.
Khách quan, công bằng công khai đúng mực gtrong đánh giá, khen ngợi. Rõ ràng, minh bạch nhưng lại độ lượng, tế nhị và thận trọng trong sự phê bình, chê trách, kỷ luật. Ngạn ngữ có câu "cái đẹp phô ra, xấu xa đậy lại"; "đóng cửa bảo nhau". Nhưng cũng có câu "Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng"`"Mất lòng trước, được lòng sau". Những sự quanh co, dấu diếm đều gây hậu quả có hại cho cả đôi bên. Vì thế phải tuỳ cơ ứng biến mới là nghệ thuật khen chê để hướng con người đi vào cái chân, thiện, mỹ.
2.2.11- Cần quyết đoán và thận trọng, táo bạo
Tuỳ theo đối tượng ứng xử, biết tiến, lùi để thắng
20
2.2.12- Thuật ứng xử tình huống thành công còn thể hiện ở
ứng xử theo nguyên tắc 3 lý
+ Hành xử / sống làm việc theo pháp lý
+ Tu dưỡng, lập luận theo đạo lý
+ ứng xử theo tâm lý
ứng xử theo nhu cầu:
+ Làm thoả mãn nhu cầu sinh học, xã hội, nhận thức/phát triển
2.3- Các bước tiến hành ứng xử tình huống:
Tiếp cận tình huống:
+ Tìm hiểu đối tượng có quan hệ đến tình huống
+ Khai thác các nguyên nhân trực tiếp, các nguyên
nhân sâu xa, tiềm ẩn trong tình huống
+ Phân tích sơ bộ đặc điểm, tính chất của tình huống
21
Phân tích, tổng hợp tìm ra nguyên nhân chính:
Loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu, những nguyên nhân bên ngoài che lấp bản chất sự việc
Tìm ra nguyên nhân sâu xa, chủ yếu làm cơ sở cho việc tìm biện pháp xử lý
Tìm biện pháp xử lý:
Các biện pháp xử lý tình thế
Các biện pháp xử thế lâu dài, bền vững
Đánh giá kết quả:
Xác định kết quả cụ thể của việc giải quyết tình huống
Những tác động kéo theo đến cá nhân, tổ chức
Rút ra bài học kinh nghiệm
Việc nêu ra các bước xử lý tình huống là có tính ước lệ nhằm đưa ra những hành động, những thao tác cần thiết để có thể giải quyết tình huống một cách tối ưu. Tùy theo tình huống cụ thể mà có biện pháp giải quyết một cách tốt nhật, có hiệu quả cao.
22
Thảo luận về một số tình huống
trong quản lý giáo dục
Tình huống 1:
Trong cuộc họp hội đồng nhà trường do hiệu trưởng điều khiển nhưng ở dưới mọi người nói chuyện riêng rất nhiều. Cách xử lý:
1- Đề nghị mọi người giữ trật tự, sau đó trình bày lại vấn đề từ đầu
2- Dừng nói, đợi khi nào mọi người trật tự rồi nói tiếp
3- Yêu cầu một số người nhắc lại nội dung mình vừa trình bày
4- Đồng chí có cách nào khác không. Đề nghị trình bày đề mọi người cùng tham khảo.
23
Tình huống 2:
Một phụ huynh học sinh đến trường tỏ thái độ rất bất bình với Hiệu trưởng về việc con họ bị cô giáo phạt nhốt vào nhà vệ sinh và đề nghị cho con họ được chuyển trường khác
Các phương án được đưa ra là:
Gọi cô giáo lên bắt xin lỗi vị phụ huynh đó với lý do là cô giáo đã vi phạm quy chế nhưng thuyết phục phụ huynh không cần thiết phải chuyển cháu sang trường khác
Trấn an phụ huynh, hứa sẽ làm việc với cô giáo và thuyết phục không cần phải chuyển cháu sang trường khác
Xin lỗi phụ huynh, sau đó điều tra làm rõ sự việc và có hồi âm cho phụ huynh
Đồng ý với đề nghị của phụ huynh và cho con họ được chuyển sang học ở lớp khác .
24
Tình huống 3:
Một giáo viên mới về trường và hiệu trưởng nhận được một số thông tin không hay về giáo viên mới này. Nếu đồng chí là hiệu trưởng thì sẽ giải quyết theo cách nào sau đây:
Hỏi cặn kẽ giáo viên đó về những tin tức mà họ phản ánh và đề nghị hãy đợi thêm một thời gian nữa để tìm hiểu giáo viên mới về
Lên gặp cấp trên đã điều giáo viên ấy để phản ánh và xin thay người khác
Gặp ngay giáo viên mới về đó để hỏi cặn kẽ
Cách giải quyết của đồng chí
25
Tình huống 4:
Sau khi nhận được thông báo kết quả dự gờ đánh giá của đoàn thanh tra Phòng Giáo dục & đào tạo, một giáo viên phản đối kết quả thanh tra, cho rằng đoàn đánh giá sai và Hiệu trưởng không bảo vệ cho giáo viên.
Hiệu trưởng sẽ xử sự như sau:
1- Tuyên bố sự việc đã kết thúc, đó là đánh giá của đoàn thanh tra Phòng, nhà trường không thể can thiệp
2- Nhắc lại toàn bộ nội dung đánh giá của đoàn thanh tra và giải thích theo ý kiến của hiệu trưởng
3- Cùng giáo viên đó xem xét lại bảng điểm và đối chiếu lại những hoạt động giáo viên đó đã thực hiện
4- Đồng chí có cách giải quyết nào khác ?
26
Tình huống 5:
Nhà trường thu thêm tiền học sinh để mua sắm đồ dùng dạy học sau khi đã cuộc họp phụ huynh đã đồng ý, nhưng có một số phụ huynh không bằng lòng
Đồng chí hiệu trưởng đã:
1- Rất bực mình, trách phụ huynh đã đồng ý qua cuộc họp rồi nay lại phản đối
2- Lập tức mời phụ huynh đến trường để giải thích
3- Không quan tâm tới ý kiến của phụ huynh đó và vẫn tiếp tục thu thêm tiền
4- Đồng chí sẽ giải quyết như thế nào ?
27
Tình huống 6:
Hai học sinh ngồi cạnh nhau, em A học khá hơn em B, nhưng sau khi trả bài kiểm tra thì bài 2 em lại giống nhau, nhất là giống nhau những chỗ sai và điểm của em A lại thấp hơn em B 1 điểm. Em A phản đối cô giáo bằng cách lên gặp thầy hiệu trưởng để phản ánh sự việc
Đồng chí hiệu trưởng sẽ:
1- yêu cầu cô giáo cho 2 em kiểm tra lại, ngồi tách ra
2- Đề nghị đưa cô giáo ra kiểm điểm trước tổ chuyên môn và tổ đưa ra mức kỷ luật
3- Đưa vấn đề ra hội đồng nhà trường xem xét giải quyết
4- Xử lý của đồng chí ?
28
Tình huống 7:
Có một giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường không có giáo án
Đồng chí sẽ:
1- yêu cầu giáo viên đó thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn
2- Đưa ra Hội đồng nhà trường xét kỷ luật
3- Tiến hành kiểm tra toàn diện giáo viên đó
4- Giao tổ chuyên môn xử lý
5- Không cần họp mà cuối năm cắt toàn bộ kết quả thi đua
6- Phương án khác của đồng chí là gì ?
29
Tình huống 8:
Một thư nặc danh phản ánh về cách làm việc của hiệu trưởng vi phạm nhân quyền trong nhà trường
Đồng chí sẽ:
1- Nghi ngờ những giáo viên lâu nay hay phản đối công việc của mình, tỏ thái độ lạnh nhạt và giáo viên, xoi mói những việc làm của họ để tìm khuyết điểm
2- Truy tìm người làm đơn, đồng thời tập hợp những người cùng cánh truy tìm thủ phạm để trả thù
3- Tự mình xem xét một cách khách quan nội dung thư, tìm cái đúng, cái sai. Nếu nội dung dung đơn là bịa đặt thì xem như không có vấn đề gì; nếu có một số vấn đề sai sót thì tìm cách khắc phục, sữa chữa
4 Đồng chí sẽ có phương án mới ?
30
Xin cảm ơn
Hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Lương
Dung lượng: 385,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)