Xói mòn đất keke
Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh |
Ngày 24/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: xói mòn đất keke thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
XÓI MÒN ĐẤT:
Quá trình các tác nhân khí hậu (mưa gió), đôi khi cả con người (các hoạt động chặt phá rừng để lấy đất canh tác,
phát triển cơ sở hạ tầng như xây nhà, làm đường, vv.) tác động lên
mặt đất làm cho lớp mặt của đất, keo mùn, những tầng đá tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo hướng sườn dốc: 1) Tác động của các yếu tố tự nhiên: lực đập của giọt nước mưa, sức đẩy của gió cát phá huỷ các hạt đất, bịt kín những lỗ hổng, làm giảm tính thấm nước, tăng dòng chảy trên mặt và gây rửa trôi (xói mòn mặt), dòng nước chảy tập trung phá đất thành rãnh (xói mòn rãnh), làm xói lở từng mảng, thành hào hố. 2) Tác động do con người: sử dụng đất không hợp lí, gây xói mòn mạnh, phá đất nhanh hơn quá trình hình thành đất; phá rừng; tưới nước không hợp lí; chăn thả quá nhiều súc vật, vv. Công thức Visơmiê (Wischemier) biểu hiện tác động của các yếu tố trên: A = IP x K x LS x C x P (A là lượng đất mất đi; IP - chỉ số mưa; K - chỉ số đặc trưng của đất; LS - chiều dài và độ dốc; C - chỉ số che phủ; P - chỉ số canh tác xử lí). Ở Việt Nam, trên các vùng đồi núi, nếu không có cây che phủ, thì hàng năm mỗi hecta mất đi trung bình 100 - 200 tấn đất; các lòng hồ, lòng sông bị bồi lắng nhanh hơn nhiều so với mức độ bình thường. Cần phòng và chống XMĐ bằng bốn biện pháp tổng hợp: 1) Nông nghiệp (canh tác theo đường đồng mức, chọn thời vụ thích hợp, bón phân, phủ đất, vv.); 2) Lâm nghiệp (trồng rừng trên đồi núi và dọc ven biển, ven sông); 3) Công trình xây dựng đồng ruộng, làm ruộng bậc thang, hệ thống giao thông, thuỷ lợi;
4) Hoá học kết hợp với sinh học (dùng chất liên kết màng và cây cỏ che phủ mặt đất quanh năm).
Quá trình các tác nhân khí hậu (mưa gió), đôi khi cả con người (các hoạt động chặt phá rừng để lấy đất canh tác,
phát triển cơ sở hạ tầng như xây nhà, làm đường, vv.) tác động lên
mặt đất làm cho lớp mặt của đất, keo mùn, những tầng đá tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo hướng sườn dốc: 1) Tác động của các yếu tố tự nhiên: lực đập của giọt nước mưa, sức đẩy của gió cát phá huỷ các hạt đất, bịt kín những lỗ hổng, làm giảm tính thấm nước, tăng dòng chảy trên mặt và gây rửa trôi (xói mòn mặt), dòng nước chảy tập trung phá đất thành rãnh (xói mòn rãnh), làm xói lở từng mảng, thành hào hố. 2) Tác động do con người: sử dụng đất không hợp lí, gây xói mòn mạnh, phá đất nhanh hơn quá trình hình thành đất; phá rừng; tưới nước không hợp lí; chăn thả quá nhiều súc vật, vv. Công thức Visơmiê (Wischemier) biểu hiện tác động của các yếu tố trên: A = IP x K x LS x C x P (A là lượng đất mất đi; IP - chỉ số mưa; K - chỉ số đặc trưng của đất; LS - chiều dài và độ dốc; C - chỉ số che phủ; P - chỉ số canh tác xử lí). Ở Việt Nam, trên các vùng đồi núi, nếu không có cây che phủ, thì hàng năm mỗi hecta mất đi trung bình 100 - 200 tấn đất; các lòng hồ, lòng sông bị bồi lắng nhanh hơn nhiều so với mức độ bình thường. Cần phòng và chống XMĐ bằng bốn biện pháp tổng hợp: 1) Nông nghiệp (canh tác theo đường đồng mức, chọn thời vụ thích hợp, bón phân, phủ đất, vv.); 2) Lâm nghiệp (trồng rừng trên đồi núi và dọc ven biển, ven sông); 3) Công trình xây dựng đồng ruộng, làm ruộng bậc thang, hệ thống giao thông, thuỷ lợi;
4) Hoá học kết hợp với sinh học (dùng chất liên kết màng và cây cỏ che phủ mặt đất quanh năm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)