XÁC ƯỚP TRINH NỮ
Chia sẻ bởi Đoàn Hải Uyên |
Ngày 04/05/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: XÁC ƯỚP TRINH NỮ thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Xâc u?p trinh n?
Ngu?i suu t?m : Doăn H?i Uyín
Trưng bày xác ướp trinh nữ 500 năm tuổi
Hàng trăm người đã kéo tới viện bảo tàng Salta, Argentina để chiêm ngưỡng xác ướp của cô gái 15 tuổi người Inca bị bỏ trên đỉnh núi lửa làm vật hiến tế từ 500 năm trước.
Năm 1999, các nhà khảo cổ đã tình cờ phát hiện ra 3 xác chết vì lạnh cóng vẫn còn nguyên vẹn trên đỉnh núi lửa Llullaillaco. Đó là 3 đứa trẻ, một cô bé 15 tuổi, một bé trai 6 tuổi và một bé gái 7 tuổi khác. Tuy vậy, sau một thời gian dài nghiên cứu, mãi tới ngày hôm qua 7/9, công trình khảo cổ đặc sắc này mới chính thức được trưng bày.
Khi tiến hành nghiên cứu và khám nghiệm, các nhà khoa học đã khẳng định những đứa trẻ này là người bản xứ sinh sống dưới triều đại Inca tại Argentina 500 năm về trước.
Cái chết của 3 đứa trẻ này được các nhà khoa học giải thích là do bắt nguồn từ hủ tục dâng các đồng nam, đồng nữ để hiến tế thần linh sau mỗi vụ thu hoạch của người dân Inca. Theo thông lệ, sau mỗi vụ mùa bội thu, người nông dân Inca phải tạ ơn thần linh bằng cách “tế sống” một vài đứa trẻ.
Bọn trẻ được ăn mặc đẹp, quàng lên người nhiều trang sức lộng lẫy rồi cho uống rượu say. Khi đã ngủ say, một nhóm người Inca cùng thầy tế sẽ khiêng các “lễ vật” lên đỉnh núi với độ cao khoảng 6 – 7 km, nơi bao trùm bởi băng giá và gió lạnh rồi bỏ lại đó cho đến chết.
Sau đây là những hình ảnh về xác ướp trinh nữ bị bỏ quên trên đỉnh núi:
Gương mặt của cô bé 15 tuổi vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Foxnews)
Xác ướp được bảo quản trong hộp kính lạnh với nhiệt độ băng giá. (Ảnh: Foxnews
Cô bé ngồi với tư thế hai chân gập cong, tay để trước bụng. (Ảnh: BBC)
Tuy được phát hiện từ năm 1999 nhưng mãi đến nay, xác ướp này
mới được đem ra trưng bày. (Ảnh: Foxnews)
Chỉ trong một ngày đã có hơn 700 người tới xem công trình khảo cổ này.
(Ảnh: AP, Foxnews)
Xác ướp xinh đẹp nhất thế giới
Thi hài cô bé Rosalia Lombardo ở Palerrmo, Italia, được coi là "xác ướp xinh đẹp nhất thế giới". Từ lâu đã có nhiều nhà khoa học cất công tìm cách giải mã kỹ thuật giữ nguyên vẹn vẻ tươi tắn của cô bé qua đời cách nay gần 90 năm, nhưng không thành. Mãi đến giờ đây, người ta mới khám phá ra công thức của dung dịch duy trì thi hài này.
Rosalia Lombardo là một trong những nạn nhân cuối cùng của dịch cúm Tây Ban Nha. Khi qua đời hồi năm 1920, cô bé chưa đầy 3 tuổi. Cha cô là tướng Mario Lombardo vô cùng đau đớn và không muốn vĩnh viễn mất đi đứa con gái nhỏ yêu quý của mình. Ông đã quỳ trước tu viện Palermo và cầu xin tu viện cho mình được bảo quản thi hài của bé Rosalia tại hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini.
"Xác ướp xinh đẹp nhất thế giới"
Cho đến hồi ấy, Catacombe Dei Cappuccini không còn được dùng làm nơi mai táng suốt 30 năm. Nhưng các tu sĩ ở đây đã phá lệ, cho phép gia đình bảo quản và đến thăm nom thi thể của bé Rosalia tại hầm mộ này. Điều kiện không khí lý tưởng trong hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini cũng góp phần giữ xác ướp của bé Rosalia hầu như nguyên vẹn suốt hàng chục năm qua.
Tướng Mario Lombardo dĩ nhiên muốn duy trì vĩnh viễn vẻ xinh xắn của cô con gái rượu. Chính vì vậy ông đã nhờ đến Alfredo Salafia, người từng ướp xác Thủ tướng Italia Francesco Crispi năm 1902 và Tổng giám mục Palermo, Pietro Michelangelo Celesia, hai năm sau đó. Cả hai xác ướp này hiện cũng còn nguyên vẹn đến mức như thể họ vừa chìm vào giấc ngủ trưa.
Song xác ướp bé Rosalia Lombardo mới thực sự làm cho tên tuổi của Salafia nổi danh toàn thế giới. Hiện hàng ngày vẫn có rất nhiều du khách từ khắp nơi đến thăm hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini ở Palermo để ngắm thi hài của cô bé xinh xắn này. Người ta không khỏi xúc động và bàng hoàng khi thấy sau gần 90 năm, khuôn mặt của Rosalia vẫn đáng yêu và tươi tắn như thể bé đang yên giấc ngủ ngon. Những sợi tóc vàng óng vẫn còn nguyên trên làn da căng mịn nhuộm màu anh đào của cô bé. Rosalia vẫn được ca ngợi là “xác ướp xinh đẹp nhất thế giới”.
Đem theo bí quyết xuống mồ
Làm thế nào chuyên gia ướp xác Salafia lại giữ được nguyên vẹn thi thể Rosalia sau gần một thế kỷ? Người ta chỉ được biết Salafia đã thay thế máu của Rosalia bằng một loại dung dịch đặc biệt. Nhưng công thức của cái gọi là “Dung dịch hoàn hảo Salafia” (Salafia Perfection Fluid) này lại mà một bí quyết mà Alfredo Salafia đã mang theo xuống mồ, khi ông qua đời năm 1933.
Một nhà khoa học Italia nghiên cứu thi hài Rosalia Lombardo
Kể từ đó, xác ướp Rosalia cũng thu hút sự chú ý của giới khoa học. Chỉ có điều, tu viện Palermo kiên quyết không cho họ lấy mẫu thử vì đã hứa với tướng Lombardo rằng sẽ không để bất kỳ ai xâm phạm “giấc ngủ” của Rosalia. Bí quyết ướp xác của Salafia tưởng như sẽ bị thất truyền, cho tới khi một nhóm các nhà khoa học Italia và Mỹ tìm ra hậu duệ của ông, những người vẫn giữ được một bản thảo nhan đề “Phương pháp đặc biệt mới để bảo quản xác người giữ vẻ tươi tắn vĩnh viễn”.
Trong bản thảo có những dòng chữ nắn nót đều đặn như chữ in này, Alfredo Salafia cho biết ông đã bơm vào mạch máu của Rosalia 1/3 glycerine, 1/3 formalin được làm giàu bằng sulfat kẽm và chloride. 1/3 còn lại là dung dịch cồn với acid salicylic. Nhóm khoa học gia Italia-Mỹ vừa công bố phát hiện của họ trên tạp chí Virchows Archiv.
Ngu?i suu t?m : Doăn H?i Uyín
Trưng bày xác ướp trinh nữ 500 năm tuổi
Hàng trăm người đã kéo tới viện bảo tàng Salta, Argentina để chiêm ngưỡng xác ướp của cô gái 15 tuổi người Inca bị bỏ trên đỉnh núi lửa làm vật hiến tế từ 500 năm trước.
Năm 1999, các nhà khảo cổ đã tình cờ phát hiện ra 3 xác chết vì lạnh cóng vẫn còn nguyên vẹn trên đỉnh núi lửa Llullaillaco. Đó là 3 đứa trẻ, một cô bé 15 tuổi, một bé trai 6 tuổi và một bé gái 7 tuổi khác. Tuy vậy, sau một thời gian dài nghiên cứu, mãi tới ngày hôm qua 7/9, công trình khảo cổ đặc sắc này mới chính thức được trưng bày.
Khi tiến hành nghiên cứu và khám nghiệm, các nhà khoa học đã khẳng định những đứa trẻ này là người bản xứ sinh sống dưới triều đại Inca tại Argentina 500 năm về trước.
Cái chết của 3 đứa trẻ này được các nhà khoa học giải thích là do bắt nguồn từ hủ tục dâng các đồng nam, đồng nữ để hiến tế thần linh sau mỗi vụ thu hoạch của người dân Inca. Theo thông lệ, sau mỗi vụ mùa bội thu, người nông dân Inca phải tạ ơn thần linh bằng cách “tế sống” một vài đứa trẻ.
Bọn trẻ được ăn mặc đẹp, quàng lên người nhiều trang sức lộng lẫy rồi cho uống rượu say. Khi đã ngủ say, một nhóm người Inca cùng thầy tế sẽ khiêng các “lễ vật” lên đỉnh núi với độ cao khoảng 6 – 7 km, nơi bao trùm bởi băng giá và gió lạnh rồi bỏ lại đó cho đến chết.
Sau đây là những hình ảnh về xác ướp trinh nữ bị bỏ quên trên đỉnh núi:
Gương mặt của cô bé 15 tuổi vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Foxnews)
Xác ướp được bảo quản trong hộp kính lạnh với nhiệt độ băng giá. (Ảnh: Foxnews
Cô bé ngồi với tư thế hai chân gập cong, tay để trước bụng. (Ảnh: BBC)
Tuy được phát hiện từ năm 1999 nhưng mãi đến nay, xác ướp này
mới được đem ra trưng bày. (Ảnh: Foxnews)
Chỉ trong một ngày đã có hơn 700 người tới xem công trình khảo cổ này.
(Ảnh: AP, Foxnews)
Xác ướp xinh đẹp nhất thế giới
Thi hài cô bé Rosalia Lombardo ở Palerrmo, Italia, được coi là "xác ướp xinh đẹp nhất thế giới". Từ lâu đã có nhiều nhà khoa học cất công tìm cách giải mã kỹ thuật giữ nguyên vẹn vẻ tươi tắn của cô bé qua đời cách nay gần 90 năm, nhưng không thành. Mãi đến giờ đây, người ta mới khám phá ra công thức của dung dịch duy trì thi hài này.
Rosalia Lombardo là một trong những nạn nhân cuối cùng của dịch cúm Tây Ban Nha. Khi qua đời hồi năm 1920, cô bé chưa đầy 3 tuổi. Cha cô là tướng Mario Lombardo vô cùng đau đớn và không muốn vĩnh viễn mất đi đứa con gái nhỏ yêu quý của mình. Ông đã quỳ trước tu viện Palermo và cầu xin tu viện cho mình được bảo quản thi hài của bé Rosalia tại hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini.
"Xác ướp xinh đẹp nhất thế giới"
Cho đến hồi ấy, Catacombe Dei Cappuccini không còn được dùng làm nơi mai táng suốt 30 năm. Nhưng các tu sĩ ở đây đã phá lệ, cho phép gia đình bảo quản và đến thăm nom thi thể của bé Rosalia tại hầm mộ này. Điều kiện không khí lý tưởng trong hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini cũng góp phần giữ xác ướp của bé Rosalia hầu như nguyên vẹn suốt hàng chục năm qua.
Tướng Mario Lombardo dĩ nhiên muốn duy trì vĩnh viễn vẻ xinh xắn của cô con gái rượu. Chính vì vậy ông đã nhờ đến Alfredo Salafia, người từng ướp xác Thủ tướng Italia Francesco Crispi năm 1902 và Tổng giám mục Palermo, Pietro Michelangelo Celesia, hai năm sau đó. Cả hai xác ướp này hiện cũng còn nguyên vẹn đến mức như thể họ vừa chìm vào giấc ngủ trưa.
Song xác ướp bé Rosalia Lombardo mới thực sự làm cho tên tuổi của Salafia nổi danh toàn thế giới. Hiện hàng ngày vẫn có rất nhiều du khách từ khắp nơi đến thăm hầm mộ Catacombe Dei Cappuccini ở Palermo để ngắm thi hài của cô bé xinh xắn này. Người ta không khỏi xúc động và bàng hoàng khi thấy sau gần 90 năm, khuôn mặt của Rosalia vẫn đáng yêu và tươi tắn như thể bé đang yên giấc ngủ ngon. Những sợi tóc vàng óng vẫn còn nguyên trên làn da căng mịn nhuộm màu anh đào của cô bé. Rosalia vẫn được ca ngợi là “xác ướp xinh đẹp nhất thế giới”.
Đem theo bí quyết xuống mồ
Làm thế nào chuyên gia ướp xác Salafia lại giữ được nguyên vẹn thi thể Rosalia sau gần một thế kỷ? Người ta chỉ được biết Salafia đã thay thế máu của Rosalia bằng một loại dung dịch đặc biệt. Nhưng công thức của cái gọi là “Dung dịch hoàn hảo Salafia” (Salafia Perfection Fluid) này lại mà một bí quyết mà Alfredo Salafia đã mang theo xuống mồ, khi ông qua đời năm 1933.
Một nhà khoa học Italia nghiên cứu thi hài Rosalia Lombardo
Kể từ đó, xác ướp Rosalia cũng thu hút sự chú ý của giới khoa học. Chỉ có điều, tu viện Palermo kiên quyết không cho họ lấy mẫu thử vì đã hứa với tướng Lombardo rằng sẽ không để bất kỳ ai xâm phạm “giấc ngủ” của Rosalia. Bí quyết ướp xác của Salafia tưởng như sẽ bị thất truyền, cho tới khi một nhóm các nhà khoa học Italia và Mỹ tìm ra hậu duệ của ông, những người vẫn giữ được một bản thảo nhan đề “Phương pháp đặc biệt mới để bảo quản xác người giữ vẻ tươi tắn vĩnh viễn”.
Trong bản thảo có những dòng chữ nắn nót đều đặn như chữ in này, Alfredo Salafia cho biết ông đã bơm vào mạch máu của Rosalia 1/3 glycerine, 1/3 formalin được làm giàu bằng sulfat kẽm và chloride. 1/3 còn lại là dung dịch cồn với acid salicylic. Nhóm khoa học gia Italia-Mỹ vừa công bố phát hiện của họ trên tạp chí Virchows Archiv.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Hải Uyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)