Vung kinh te tay nguyen
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Yến Nhi |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: vung kinh te tay nguyen thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
5.6. VÙNG KINH TẾ TÂY NGUYÊN
Diện tích 42.696 km2 (chiếm 13 % diện tích tự nhiên toàn quốc)
Dân số 4,49 triệu người (chiếm khoảng 5,69 % dân số cả nước)
Bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng
Vùng có dân số vào loại ít nhất so với các vùng trong nước (chỉ hơn vùng Tây Bắc).
Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương
5.6.1. Vị trí địa lý
Thắng cảnh Đà Lạt
5.6.2.1. Địa hình
Địa hình bao gồm các cao nguyên lượn sóng ở độ cao 600 – 700 m so với mặt nước biển
Tây Nguyên nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc, thoải dần từ Đông sang Tây Địa hình bị chia cắt phức tạp, có tính phân cực rõ ràng.
- Địa hình cao nguyên:
Dạng địa hình này được coi là đặc trưng nhất của vùng, tạo nên bề mặt chủ yếu của Tây Nguyên
- Địa hình vùng núi:
Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo dài từ Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam gần 200 km
Dãy núi An Khê
Dãy Chư Dju
Dãy Vọng Phu
Dãy Tây Khánh Hòa ...
- Địa hình thung lũng:
Cánh đồng An Khê
Thung lũng Sa Thầy ...
5.6.2.2. Khí hậu
- Tây Nguyên là vùng có nền nhiệt độ cao, trung bình khoảng 200C; có sự chênh lệch giữa ngày và đêm.
Những nơi có lượng mưa lớn ở Tây Nguyên là vùng núi Ngọc Linh, trung bình 2.500 – 3.000 mm và vùng Tây Nam cao nguyên Plâycu (Đức Cơ) 2.600 – 2.800 mm.
Nơi ít mưa nhất là thung lũng Cheo Reo – Phú Túc với lượng mưa trên dưới 1.200 mm
5.6.2.3. Sông ngòi
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng Xêsan (diện tích lưu vực 11.450 km2); Thượng Srêpok (11.721 km2);Thượng sông Ba (diện tích lưu vực 11.410 km2) ;sông Đồng Nai (22.600 km2).
- Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước vào mùa khô.
5.6.2.4. Đất đai
- Diện tích các loại đất tốt, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả tập trung ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh...
- Đất đỏ vàng phát triển trên nền đá mácma axit chiếm khoảng 1,8 triệu ha, tuy kém phì nhiêu hơn đất đỏ bazan nhưng tơi xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất phù sa sông suối ở các vùng trũng giữa núi với khoảng 130 nghìn ha, thích hợp phát triển cây lương thực, rau đậu.
5.6.2.5. Sinh vật
- Thực vật ở Tây Nguyên phong phú về chủng loại, giàu có về khối lượng. Về cây trồng có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế như các loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, các cây ăn quả, cây dược liệu, rau cao cấp và cây cảnh.
- Thực vật rừng của Tây Nguyên có rất nhiều loài. Đến nay đã biết trên 3.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có hơn 600 loài cây gỗ lớn có chiều cao từ 12 m trở lên.
- Tây Nguyên còn có 300 – 400 loài cây thuốc, hầu hết là các loài thuốc quý như sâm bổ chính, thiên niên động, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, bách bộ, hoài sơn
- Tài nguyên động vật hoang dã của Tây Nguyên hết sức phong phú.
5.6.2.6. Khoáng sản
Tây Nguyên có bôxit, vàng, vật liệu xây dựng, đá quý, than bùn và than nâu.
- Bôxit có trữ lượng lớn dự báo khoảng 8 tỷ tấn quặng phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum.
- Tây Nguyên có 21 điểm có vàng (trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc), phân bố ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai.
- Đá quý đã phát hiện ở Đắcmin, Chưsê Plâycu, Đắcma, Đắckhia với các loại đá ngọc, xanh lục, xanh nhạt, opan xanh xám đen, về trữ lượng khả năng khai thác, chưa có tài liệu chi tiết.
- Về vật liệu xây dựng đã phát hiện được các mỏ sét gạch ngói, cao lanh sứ gốm, fenpat sứ gốm, đá xây dựng. Ngoài ra, tây Nguyên còn có các loại đá granit có nhiều triển vọng để sản xuất đá ốp lát.
- Than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ (Gia Lai), Chư Đăng (Đắc Lắc).
5.6.3. Tài nguyên nhân văn
- Cộng đồng dân cư ở Tây Nguyên bao gồm hơn 37 dân tộc, trong đó có số dân người Kinh chiếm trên 60 %, còn lại là các dân tộc ít người.
- Mật độ dân số 105 người/km2,là vùng có mật độ dân số thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Tốc độ tăng dân số trung bình 3,4 %/năm.
- Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã, ven các trục đường giao thông; huyện vùng cao mật độ dân số rất thấp.
- Kết cấu dân tộc những năm gần đây có sự thay đổi. Ngoài người bản địa (như Xê đăng, Bana, Ê đê, Gia Rai, Cơ Ho, Mạ, Mơ Nông…), Tây Nguyên còn tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ các vùng khác đến khai thác kinh tế, chủ yếu từ Đồng bằng sông Hồng và bắc Trung Bộ
Thiếu nữ pako
Dân tộc bana
Phụ nữ Ê-Đê
dệt thổ cẩm
Trang phục dân tộc sila
Tục cưới chồng cho con gái
của dân tộc Gia rai
Văn hoá cồng chiêng
Đua voi buôn Đôn
Mỗi dân tộc Tây Nguyên có những đặc trưng
về truyền thống văn hoá
Điệu múa Ê-Đê
Brâu
C¬ Lao
cong
mang
sila
H×nh ¶nh mét sè d©n téc
Bè Y
Một số hình ảnh về dân tộc Tây Nguyên
Dân tộcBana
Dân tộc HRÊ
Dân tộc Khơ Mu
Dân tộc Gaglai
Dân tộc Xtiêng
Dân tộc Xơ Đăng
- Về mặt phân bố: Các dân tộc ở Tây Nguyên sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên cũng có những địa vực cư trú nhỏ, riêng biệt của một số dân tộc.
- Truyền thống văn hóa, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, hoạt động văn hóa đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Các điệu đàn đá, đàn Tơ Rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà sắc thái dân tộc …
5.6.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
5.6.4.1. Nông nghiệp
Cây công nghiệp dài ngày là một trong những thế mạnh hàng đầu ở Tây Nguyên. Vùng này thích hợp với một số loại cây công nghiệp chính như: cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm.
- Cây cà phê
Hiện nay ở Tây Nguyên có hai vùng chuyên canh lớn về cà phê. Đó là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như Krông Pách, Đắcmin, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai...
- Cao su
Về mặt sinh thái, cây cao su thích hợp với nhiệt độ 25 – 30oC, cần nhiều ánh sáng. Ở Tây Nguyên, cây cao su phân bố ở độ cao hơn 600 m, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Nam tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
- Cây chè
Chè là cây gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, nắng nóng khốc liệt, bị chết nhiều, chất đất ít hợp, thị trường tiêu thụ không ổn định…Diện tích chè đang trong tình trạng giảm dần ở Gia Lai và Lâm Đồng. Năm 2007, diện tích cho sản phẩm chè là 26.100 ha, tỉnh có diện tích lớn nhất là Lâm Đồng 24.700 ha. Năng suất chè là 74 tạ/ha. Sản lượng chè là 193.100 tấn.
- Cây hồ tiêu
Đây là cây trồng để lấy hạt, có nhu cầu lớn trong thực phẩm. Sản lượng của nó tuy ít nhưng có giá trị xuất khẩu với giá thành cao.
- Cây điều
Cây điều là một trong những cây cho sản phẩm hàng hóa chủ lực của Tây Nguyên cũng như của cả nước. Cây điều được trồng ở Gia Lai (8,3 nghìn ha), Đắc Lắc (6,8 nghìn ha) và Lâm Đồng (8,3 nghìn ha).
- Cây dâu tằm
Ở đây đã hình thành vùng dâu tằm tập trung lớn nhất của cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng. Tại đây đã xây dựng một cụm công nghiệp chế biến tơ lụa hiện đại bao gồm 5 nhà máy ươm tơ tự động với tổng công suất gần 500 tấn tơ/năm, một nhà máy dệt lụa hiện đại, công suất 2 triệu m/năm và một dây chuyền nhuộm và in hoa.
- Cây ăn quả
Cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ thấp trong các cây dài ngày ở Tây Nguyên. Nhìn chung việc phát triển cây ăn quả ở Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức kể từ khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, tạo nguồn nước tưới cho đến khâu bảo quản, chế biến, tổ chức tiêu thụ.
- Cây lương thực
Đến năm 2001 diện tích cây này đạt 304,3 nghìn ha, trong đó có 201,2 nghìn ha lúa. Lúa nương chiếm 36,5 %. Sản lượng lương thực quy thóc là 1074,3 nghìn tấn, trong đó có 430 nghìn tấn lúa.
- Chăn nuôi
Thế mạnh thứ hai trong nông nghiệp ở Tây Nguyên là chăn nuôi đại gia súc, chủ yếu là bò đàn. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng là 2.162,1 tấn.
Toàn vùng có 1.451.302 con lợn chiếm 5,46 % toàn quốc…
5.6.4.2. Lâm nghiệp
Rừng Tây Nguyên chiếm 40 % diện tích rừng toàn quốc, nhưng chỉ đạt 6,5 % tổng sản phẩm xã hội. Sản lượng khai thác lớn, nhưng tỷ lệ đưa vào chế biến mới chỉ đạt 60 – 65 %, chủ yếu ở dạng sơ chế.
Diện tích rừng trồng từ năm 1976 đến 2001 là 42,3 nghìn ha, bình quân mỗi năm trồng được 2.350 ha. Tỷ lệ thành rừng chỉ đạt 40 – 50 %.
Về khai thác gỗ và lâm sản, theo số liệu thống kê chính thức, lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm (giai đoạn 1995 – 2001) là 397 nghìn m3/năm. Nếu tính cả gỗ sử dụng tại chỗ thĩ con số này không nhỏ hơn 1,5 triệu m3/năm.
Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu là:
+ Gỗ xẻ
+ Gỗ ván sàn
+ Gỗ lạng
5.6.4.3. Công nghiệp
- Một số ngành công nghiệp trong vùng có mức tăng trưởng khá. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt 24,7 %; công nghiệp thực phẩm 24,4 %; sản phẩm vật liệu xây dựng 13,41 %; cơ khí 14,7 % .
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm có chiều hướng phát triển khá.
- Hiện nay đã có một số dự án đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp: chế biến cà phê xuất khẩu, dệt may, chế biến gỗ, rau quả, chăn nuôi và đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch (chủ yếu ở Lâm Đồng).
5.6.5. Hệ thống đô thị và giao thông
5.6.5.1. Hệ thống đô thị
Cả vùng có thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà lạt , thành phố Plâycu và các thị xã : Kon Tum, An Khê, Bảo Lộc cùng 48 đô thị cấp V (các thị trấn huyện thị, trung tâm nông lâm trường, các nút giao thông dịch vụ khu vực …).
Các đô thị ở đây là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của các đơn vị hành chính.
* Các trung tâm chính của vùng bao gồm:
- Thành phố Buôn Ma Thuột, đô thị mang ý nghĩa trung tâm của tỉnh và của vùng.
- Thành phố Plâycu
- Đà Lạt là thành phố có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho nghỉ ngơi du lịch trên vùng cao nguyên.
5.6.5.2. Hệ thống các tuyến trục giao thông
* Đường bộ:
+ Quốc lộ 14
+ Quốc lộ 24 .
+ Quốc lộ 40.
+ Quốc lộ 19.
+ Quốc lộ 25.
+ Quốc lộ 26.
+ Quốc lộ 27 .
+ Quốc lộ 28 .
* Đường hàng không:
- Sân bay Plâycu (Gia Lai) thuộc loại cấp IV
- Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) thuộc loại cấp III
- Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) thuộc loại cấp III.
5.6.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
5.6.6.1. Tây Nguyên trong tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước
- Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giáp 2 nước Lào và Campuchia, đồng thời gắn liền với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên cách không xa thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang.
- Tây Nguyên có thủy điện Yaly, một công trình thủy điện lớn trên sông XêXan.
- Tây Nguyên là vùng có diện tích đất bazan lớn nhất nước ta (1,4 triệu ha).
- Tài nguyên khoáng sản ở đây khá phong phú, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng kinh tế.
Tuy nhiên:
- Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Đó là sự hạn chế về tự nhiên; về đầu tư; nguồn nhân lực; về yếu tố bên ngoài, chủ yếu là thị trường. Ngoài ra còn các yếu tố khác về dân tộc, văn hóa, y tế giáo dục. Đây là vùng có nhiều khó khăn. Do vậy chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới.
- Vấn đề môi trường nổi lên gay gắt mà điển hình là sự cạn kiệt tài nguyên rừng. Việc phục hồi, bảo vệ và trồng rừng là vấn đề hết sức cấp thiết đối với Tây Nguyên và các vùng có liên quan.
5.6.6.2. Định hướng phát triển
- Từng bước chuyển dịnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa.
- Thực hiện đổi mới thiết bị và công nghệ đối với các cơ sở hiện có.
Tăng cường đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tạo việc làm, mở rộng diện người trong độ tuổi lao động có việc làm, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Từng bước xóa đói, giảm nghèo.
- Phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Diện tích 42.696 km2 (chiếm 13 % diện tích tự nhiên toàn quốc)
Dân số 4,49 triệu người (chiếm khoảng 5,69 % dân số cả nước)
Bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng
Vùng có dân số vào loại ít nhất so với các vùng trong nước (chỉ hơn vùng Tây Bắc).
Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương
5.6.1. Vị trí địa lý
Thắng cảnh Đà Lạt
5.6.2.1. Địa hình
Địa hình bao gồm các cao nguyên lượn sóng ở độ cao 600 – 700 m so với mặt nước biển
Tây Nguyên nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc, thoải dần từ Đông sang Tây Địa hình bị chia cắt phức tạp, có tính phân cực rõ ràng.
- Địa hình cao nguyên:
Dạng địa hình này được coi là đặc trưng nhất của vùng, tạo nên bề mặt chủ yếu của Tây Nguyên
- Địa hình vùng núi:
Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo dài từ Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam gần 200 km
Dãy núi An Khê
Dãy Chư Dju
Dãy Vọng Phu
Dãy Tây Khánh Hòa ...
- Địa hình thung lũng:
Cánh đồng An Khê
Thung lũng Sa Thầy ...
5.6.2.2. Khí hậu
- Tây Nguyên là vùng có nền nhiệt độ cao, trung bình khoảng 200C; có sự chênh lệch giữa ngày và đêm.
Những nơi có lượng mưa lớn ở Tây Nguyên là vùng núi Ngọc Linh, trung bình 2.500 – 3.000 mm và vùng Tây Nam cao nguyên Plâycu (Đức Cơ) 2.600 – 2.800 mm.
Nơi ít mưa nhất là thung lũng Cheo Reo – Phú Túc với lượng mưa trên dưới 1.200 mm
5.6.2.3. Sông ngòi
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng Xêsan (diện tích lưu vực 11.450 km2); Thượng Srêpok (11.721 km2);Thượng sông Ba (diện tích lưu vực 11.410 km2) ;sông Đồng Nai (22.600 km2).
- Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước vào mùa khô.
5.6.2.4. Đất đai
- Diện tích các loại đất tốt, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả tập trung ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh...
- Đất đỏ vàng phát triển trên nền đá mácma axit chiếm khoảng 1,8 triệu ha, tuy kém phì nhiêu hơn đất đỏ bazan nhưng tơi xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất phù sa sông suối ở các vùng trũng giữa núi với khoảng 130 nghìn ha, thích hợp phát triển cây lương thực, rau đậu.
5.6.2.5. Sinh vật
- Thực vật ở Tây Nguyên phong phú về chủng loại, giàu có về khối lượng. Về cây trồng có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế như các loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, các cây ăn quả, cây dược liệu, rau cao cấp và cây cảnh.
- Thực vật rừng của Tây Nguyên có rất nhiều loài. Đến nay đã biết trên 3.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có hơn 600 loài cây gỗ lớn có chiều cao từ 12 m trở lên.
- Tây Nguyên còn có 300 – 400 loài cây thuốc, hầu hết là các loài thuốc quý như sâm bổ chính, thiên niên động, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, bách bộ, hoài sơn
- Tài nguyên động vật hoang dã của Tây Nguyên hết sức phong phú.
5.6.2.6. Khoáng sản
Tây Nguyên có bôxit, vàng, vật liệu xây dựng, đá quý, than bùn và than nâu.
- Bôxit có trữ lượng lớn dự báo khoảng 8 tỷ tấn quặng phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum.
- Tây Nguyên có 21 điểm có vàng (trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc), phân bố ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai.
- Đá quý đã phát hiện ở Đắcmin, Chưsê Plâycu, Đắcma, Đắckhia với các loại đá ngọc, xanh lục, xanh nhạt, opan xanh xám đen, về trữ lượng khả năng khai thác, chưa có tài liệu chi tiết.
- Về vật liệu xây dựng đã phát hiện được các mỏ sét gạch ngói, cao lanh sứ gốm, fenpat sứ gốm, đá xây dựng. Ngoài ra, tây Nguyên còn có các loại đá granit có nhiều triển vọng để sản xuất đá ốp lát.
- Than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ (Gia Lai), Chư Đăng (Đắc Lắc).
5.6.3. Tài nguyên nhân văn
- Cộng đồng dân cư ở Tây Nguyên bao gồm hơn 37 dân tộc, trong đó có số dân người Kinh chiếm trên 60 %, còn lại là các dân tộc ít người.
- Mật độ dân số 105 người/km2,là vùng có mật độ dân số thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Tốc độ tăng dân số trung bình 3,4 %/năm.
- Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã, ven các trục đường giao thông; huyện vùng cao mật độ dân số rất thấp.
- Kết cấu dân tộc những năm gần đây có sự thay đổi. Ngoài người bản địa (như Xê đăng, Bana, Ê đê, Gia Rai, Cơ Ho, Mạ, Mơ Nông…), Tây Nguyên còn tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ các vùng khác đến khai thác kinh tế, chủ yếu từ Đồng bằng sông Hồng và bắc Trung Bộ
Thiếu nữ pako
Dân tộc bana
Phụ nữ Ê-Đê
dệt thổ cẩm
Trang phục dân tộc sila
Tục cưới chồng cho con gái
của dân tộc Gia rai
Văn hoá cồng chiêng
Đua voi buôn Đôn
Mỗi dân tộc Tây Nguyên có những đặc trưng
về truyền thống văn hoá
Điệu múa Ê-Đê
Brâu
C¬ Lao
cong
mang
sila
H×nh ¶nh mét sè d©n téc
Bè Y
Một số hình ảnh về dân tộc Tây Nguyên
Dân tộcBana
Dân tộc HRÊ
Dân tộc Khơ Mu
Dân tộc Gaglai
Dân tộc Xtiêng
Dân tộc Xơ Đăng
- Về mặt phân bố: Các dân tộc ở Tây Nguyên sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên cũng có những địa vực cư trú nhỏ, riêng biệt của một số dân tộc.
- Truyền thống văn hóa, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, hoạt động văn hóa đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Các điệu đàn đá, đàn Tơ Rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà sắc thái dân tộc …
5.6.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
5.6.4.1. Nông nghiệp
Cây công nghiệp dài ngày là một trong những thế mạnh hàng đầu ở Tây Nguyên. Vùng này thích hợp với một số loại cây công nghiệp chính như: cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm.
- Cây cà phê
Hiện nay ở Tây Nguyên có hai vùng chuyên canh lớn về cà phê. Đó là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như Krông Pách, Đắcmin, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai...
- Cao su
Về mặt sinh thái, cây cao su thích hợp với nhiệt độ 25 – 30oC, cần nhiều ánh sáng. Ở Tây Nguyên, cây cao su phân bố ở độ cao hơn 600 m, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Nam tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
- Cây chè
Chè là cây gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, nắng nóng khốc liệt, bị chết nhiều, chất đất ít hợp, thị trường tiêu thụ không ổn định…Diện tích chè đang trong tình trạng giảm dần ở Gia Lai và Lâm Đồng. Năm 2007, diện tích cho sản phẩm chè là 26.100 ha, tỉnh có diện tích lớn nhất là Lâm Đồng 24.700 ha. Năng suất chè là 74 tạ/ha. Sản lượng chè là 193.100 tấn.
- Cây hồ tiêu
Đây là cây trồng để lấy hạt, có nhu cầu lớn trong thực phẩm. Sản lượng của nó tuy ít nhưng có giá trị xuất khẩu với giá thành cao.
- Cây điều
Cây điều là một trong những cây cho sản phẩm hàng hóa chủ lực của Tây Nguyên cũng như của cả nước. Cây điều được trồng ở Gia Lai (8,3 nghìn ha), Đắc Lắc (6,8 nghìn ha) và Lâm Đồng (8,3 nghìn ha).
- Cây dâu tằm
Ở đây đã hình thành vùng dâu tằm tập trung lớn nhất của cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng. Tại đây đã xây dựng một cụm công nghiệp chế biến tơ lụa hiện đại bao gồm 5 nhà máy ươm tơ tự động với tổng công suất gần 500 tấn tơ/năm, một nhà máy dệt lụa hiện đại, công suất 2 triệu m/năm và một dây chuyền nhuộm và in hoa.
- Cây ăn quả
Cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ thấp trong các cây dài ngày ở Tây Nguyên. Nhìn chung việc phát triển cây ăn quả ở Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức kể từ khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, tạo nguồn nước tưới cho đến khâu bảo quản, chế biến, tổ chức tiêu thụ.
- Cây lương thực
Đến năm 2001 diện tích cây này đạt 304,3 nghìn ha, trong đó có 201,2 nghìn ha lúa. Lúa nương chiếm 36,5 %. Sản lượng lương thực quy thóc là 1074,3 nghìn tấn, trong đó có 430 nghìn tấn lúa.
- Chăn nuôi
Thế mạnh thứ hai trong nông nghiệp ở Tây Nguyên là chăn nuôi đại gia súc, chủ yếu là bò đàn. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng là 2.162,1 tấn.
Toàn vùng có 1.451.302 con lợn chiếm 5,46 % toàn quốc…
5.6.4.2. Lâm nghiệp
Rừng Tây Nguyên chiếm 40 % diện tích rừng toàn quốc, nhưng chỉ đạt 6,5 % tổng sản phẩm xã hội. Sản lượng khai thác lớn, nhưng tỷ lệ đưa vào chế biến mới chỉ đạt 60 – 65 %, chủ yếu ở dạng sơ chế.
Diện tích rừng trồng từ năm 1976 đến 2001 là 42,3 nghìn ha, bình quân mỗi năm trồng được 2.350 ha. Tỷ lệ thành rừng chỉ đạt 40 – 50 %.
Về khai thác gỗ và lâm sản, theo số liệu thống kê chính thức, lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm (giai đoạn 1995 – 2001) là 397 nghìn m3/năm. Nếu tính cả gỗ sử dụng tại chỗ thĩ con số này không nhỏ hơn 1,5 triệu m3/năm.
Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu là:
+ Gỗ xẻ
+ Gỗ ván sàn
+ Gỗ lạng
5.6.4.3. Công nghiệp
- Một số ngành công nghiệp trong vùng có mức tăng trưởng khá. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt 24,7 %; công nghiệp thực phẩm 24,4 %; sản phẩm vật liệu xây dựng 13,41 %; cơ khí 14,7 % .
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm có chiều hướng phát triển khá.
- Hiện nay đã có một số dự án đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp: chế biến cà phê xuất khẩu, dệt may, chế biến gỗ, rau quả, chăn nuôi và đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch (chủ yếu ở Lâm Đồng).
5.6.5. Hệ thống đô thị và giao thông
5.6.5.1. Hệ thống đô thị
Cả vùng có thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà lạt , thành phố Plâycu và các thị xã : Kon Tum, An Khê, Bảo Lộc cùng 48 đô thị cấp V (các thị trấn huyện thị, trung tâm nông lâm trường, các nút giao thông dịch vụ khu vực …).
Các đô thị ở đây là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của các đơn vị hành chính.
* Các trung tâm chính của vùng bao gồm:
- Thành phố Buôn Ma Thuột, đô thị mang ý nghĩa trung tâm của tỉnh và của vùng.
- Thành phố Plâycu
- Đà Lạt là thành phố có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho nghỉ ngơi du lịch trên vùng cao nguyên.
5.6.5.2. Hệ thống các tuyến trục giao thông
* Đường bộ:
+ Quốc lộ 14
+ Quốc lộ 24 .
+ Quốc lộ 40.
+ Quốc lộ 19.
+ Quốc lộ 25.
+ Quốc lộ 26.
+ Quốc lộ 27 .
+ Quốc lộ 28 .
* Đường hàng không:
- Sân bay Plâycu (Gia Lai) thuộc loại cấp IV
- Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) thuộc loại cấp III
- Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) thuộc loại cấp III.
5.6.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
5.6.6.1. Tây Nguyên trong tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước
- Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giáp 2 nước Lào và Campuchia, đồng thời gắn liền với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên cách không xa thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang.
- Tây Nguyên có thủy điện Yaly, một công trình thủy điện lớn trên sông XêXan.
- Tây Nguyên là vùng có diện tích đất bazan lớn nhất nước ta (1,4 triệu ha).
- Tài nguyên khoáng sản ở đây khá phong phú, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng kinh tế.
Tuy nhiên:
- Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Đó là sự hạn chế về tự nhiên; về đầu tư; nguồn nhân lực; về yếu tố bên ngoài, chủ yếu là thị trường. Ngoài ra còn các yếu tố khác về dân tộc, văn hóa, y tế giáo dục. Đây là vùng có nhiều khó khăn. Do vậy chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới.
- Vấn đề môi trường nổi lên gay gắt mà điển hình là sự cạn kiệt tài nguyên rừng. Việc phục hồi, bảo vệ và trồng rừng là vấn đề hết sức cấp thiết đối với Tây Nguyên và các vùng có liên quan.
5.6.6.2. Định hướng phát triển
- Từng bước chuyển dịnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa.
- Thực hiện đổi mới thiết bị và công nghệ đối với các cơ sở hiện có.
Tăng cường đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tạo việc làm, mở rộng diện người trong độ tuổi lao động có việc làm, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Từng bước xóa đói, giảm nghèo.
- Phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Yến Nhi
Dung lượng: 1,40MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)