Vua quang trung
Chia sẻ bởi Hồ Đình Kiếm |
Ngày 12/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: vua quang trung thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Quang Trung với việc phát triển nền văn hoá dân tộc
Chúng ta biết nhiều đến Quang Trung - Nguyễn Huệ là một nhà quân sự thiên tài, một vị vua anh minh, người anh hùng dân tộc lỗi lạc với những chiến công hiển hách. Ông đẫ từng chiến đấu và chiến thắng năm vạn quân Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Không chỉ có thế, trong bối cảnh bão táp của lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII, chiến tranh xẩy ra liên miên, từ những cuộc tranh dành quyền lực của các tập đoàn phong kiến đến chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, nhà Tây Sơn nổi lên ở nửa cuối thế kỷ XVIII có quá nhiều việc để làm, nhất là phải huy động nhân tài vật lực cho những cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài. Thế nhưng trong bộn bề bao việc phải làm, Quang Trung – Nguyễn Huệ dành nhiều quyết sách cho phát triển văn hoá dân tộc. Điều này chứng tỏ “tầm nhìn chiến lược” của Nguyễn Huệ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tầm nhìn ấy được ông triển khai bằng những việc làm cụ thể.
Trong lần tiến quân ra Bắc diệt Trịnh, quân Tây Sơn thừa thắng đã lùng sục khắp nơi để đánh tàn quân Trịnh còn ẩn nấp nơi đền chùa, làng xóm. Khu Văn Miếu ở Thăng Long cũng nằm trong cuộc truy lùng ấy. Mặc dù quân lệnh rất nghiêm nhưng trong cơn binh lửa không tránh khỏi việc nhiều nhà cửa, lầu gác bị phá phách, trong đó có cả những tấm bia tiến sĩ. Nhân dân ở trại Văn Chương không những tiếc những công trình bị hư hỏng mà còn xót xa cho di tích văn hoá không được bảo tồn nên đã dâng sớ lên Quang Trung khiếu nại. Họ cử một nhà nho có tên là Hà Năng Ngôn, hiệu Tam nông tiên sinh chấp bút trình bày sự việc. Điều đặc biệt là nhà nho đó trình bày nội dung ấy bằng thơ. Bài thơ khá dài trong đó có đoạn:
“Bia Tiến sĩ, vô can, vô tội
Mà vạ lây vì nỗi cháy thành
Bia kia đạp đổ tung hoành
Nhà bia thì đốt tan tành ra tro.
Có kẻ nói:
Tội ác ấy là do Trịnh Khải
Lúc sa cơ hắn phải trốn ra
Cho vời các bậc đại khoa
Trước sau chẳng thấy ai qua theo mình
…..
Dặn về thuê kẻ côn đồ
Phá bia tiến sĩ để cho bỏ hờn.
Quang trung nhận được bài sớ, cầm bút son phê vào đơn, cũng bằng thơ:
Thôi thôi! Thôi! Việc đã rồi
Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên toà muôn gian
Cơ đồ họ Trịnh đã tan
Việc này cũng đừng có đổ oan cho thằng….Trịnh Khải”.
Lời phê ấy cho thấy Quang Trung không chỉ là con người phục thiện, dám đàng hoàng nhận lỗi về mình, minh oan cho Trịnh Khải mà còn là người luôn có ý thức bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Ông đã khẳng định một cách dứt khoát: Nay mai dọn lại nước nhà - Bia nghè lại dựng trên toà muôn gian. Đó là cách hành xử của một vị vua anh minh biết tôn trọng truyền thống văn hoá của n
Chúng ta biết nhiều đến Quang Trung - Nguyễn Huệ là một nhà quân sự thiên tài, một vị vua anh minh, người anh hùng dân tộc lỗi lạc với những chiến công hiển hách. Ông đẫ từng chiến đấu và chiến thắng năm vạn quân Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Không chỉ có thế, trong bối cảnh bão táp của lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII, chiến tranh xẩy ra liên miên, từ những cuộc tranh dành quyền lực của các tập đoàn phong kiến đến chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, nhà Tây Sơn nổi lên ở nửa cuối thế kỷ XVIII có quá nhiều việc để làm, nhất là phải huy động nhân tài vật lực cho những cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài. Thế nhưng trong bộn bề bao việc phải làm, Quang Trung – Nguyễn Huệ dành nhiều quyết sách cho phát triển văn hoá dân tộc. Điều này chứng tỏ “tầm nhìn chiến lược” của Nguyễn Huệ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tầm nhìn ấy được ông triển khai bằng những việc làm cụ thể.
Trong lần tiến quân ra Bắc diệt Trịnh, quân Tây Sơn thừa thắng đã lùng sục khắp nơi để đánh tàn quân Trịnh còn ẩn nấp nơi đền chùa, làng xóm. Khu Văn Miếu ở Thăng Long cũng nằm trong cuộc truy lùng ấy. Mặc dù quân lệnh rất nghiêm nhưng trong cơn binh lửa không tránh khỏi việc nhiều nhà cửa, lầu gác bị phá phách, trong đó có cả những tấm bia tiến sĩ. Nhân dân ở trại Văn Chương không những tiếc những công trình bị hư hỏng mà còn xót xa cho di tích văn hoá không được bảo tồn nên đã dâng sớ lên Quang Trung khiếu nại. Họ cử một nhà nho có tên là Hà Năng Ngôn, hiệu Tam nông tiên sinh chấp bút trình bày sự việc. Điều đặc biệt là nhà nho đó trình bày nội dung ấy bằng thơ. Bài thơ khá dài trong đó có đoạn:
“Bia Tiến sĩ, vô can, vô tội
Mà vạ lây vì nỗi cháy thành
Bia kia đạp đổ tung hoành
Nhà bia thì đốt tan tành ra tro.
Có kẻ nói:
Tội ác ấy là do Trịnh Khải
Lúc sa cơ hắn phải trốn ra
Cho vời các bậc đại khoa
Trước sau chẳng thấy ai qua theo mình
…..
Dặn về thuê kẻ côn đồ
Phá bia tiến sĩ để cho bỏ hờn.
Quang trung nhận được bài sớ, cầm bút son phê vào đơn, cũng bằng thơ:
Thôi thôi! Thôi! Việc đã rồi
Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên toà muôn gian
Cơ đồ họ Trịnh đã tan
Việc này cũng đừng có đổ oan cho thằng….Trịnh Khải”.
Lời phê ấy cho thấy Quang Trung không chỉ là con người phục thiện, dám đàng hoàng nhận lỗi về mình, minh oan cho Trịnh Khải mà còn là người luôn có ý thức bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Ông đã khẳng định một cách dứt khoát: Nay mai dọn lại nước nhà - Bia nghè lại dựng trên toà muôn gian. Đó là cách hành xử của một vị vua anh minh biết tôn trọng truyền thống văn hoá của n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Đình Kiếm
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)