Vũ Tuấn Kiệt-Quái kiệt 9 tuổi có triển lãm tranh

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 12/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Vũ Tuấn Kiệt-Quái kiệt 9 tuổi có triển lãm tranh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Quái kiệt
Vũ Tuấn Kiệt

9 tuổi đã có triển lãm tranh
Giới thiệu
Một “bạn nhỏ” 9 tuổi –lớp 2 tiểu học, không đi học nữa ở nhà vẽ tranh rồi được các “Phụ huynh” đỡ đầu đưa tranh đi triển lãm. Thế là nổi tiếng thành “Quái kiệt”!
Nhân vào các “mạng Internet”, mình sưu tầm được ít nhiều thông tin về trường hợp “Quái kiệt” này. Mời các bạn tham khảo
( Các nhận định trong tài liệu này do các báo mạng đưa ra, chưa có đánh giá chính thức nào của cơ quan hữu trách )
Sơ lược về Vũ Tuấn Kiệt

Vũ Tuấn Kiệt, sinh năm 2003, bắt đầu gây chú ý từ lời giới thiệu của “người giám hộ”- KTS Phó Đức Tùng với báo giới. Theo ông Tùng nói lại, Kiệt cho rằng điều quan trọng nhất với con người là tự do.
Nhưng đó cũng là điều con người không thể đạt tới vì bản thân vốn không hoàn hảo, điển hình là đàn ông thì “vú” bị tiêu biến, đàn bà thì không có “chim”. Vì vậy đàn ông và đàn bà như hai nửa phải ghép vào nhau những mong đạt tới sự hoàn hảo
Chân dung tự họa
“điều quan trọng là tự do”
Sống & vẽ ?
Kiệt hiện đang sống, học tập và “làm việc” cùng KTS Phó Đức Tùng và ê-kip ở Xuân Mai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km. Nhưng vẽ tranh thì là việc riêng của Kiệt, không ai dạy cậu. Mỗi ngày Kiệt vẽ 1-3 bức tranh. Thường khi nào về nhà “nghỉ” (kỳ nghỉ có khi kéo dài cả tuần) thì cậu cũng nghỉ vẽ luôn. Kiệt có vẻ rất chí thú với công việc
Sư phụ -“người giám hộ”-
KTS Phó Đức Tùng
Bạn bè ư ?
Ở với bác Tùng, Kiệt không có bạn cùng lứa để chơi. Nhưng không sao, cậu thích chơi với chó, mà bác Tùng lại nuôi tới 9 con. “Cháu thân với 8 con. Con còn lại cháu không thân. Vì con đấy cũng không thích cháu,” Kiệt kể. Hỏi Kiệt có hiểu các bạn chó? Trả lời: “Cháu có thể thôi.”
Theo Kiệt thì chó thường cảm thấy vui nhiều hơn người: “Mỗi lần có người vào nhà nó vui thì nó sủa. Kể cả có trộm nó cũng có vẻ như là vui, không phải đuổi trộm gì đâu”.
Về phố triển lãm tranh Kiệt mới có bạn cùng lứa
Bố mẹ và gia đình
Bố mẹ Kiệt đều là nha sĩ và mở công ty sản xuất răng giả. Bố Kiệt có năng khiếu vẽ, từng học ĐH Mỹ thuật nhưng phải nghỉ vì gia cảnh khó khăn. Kiệt có một em trai kém 1 tuổi .
Vũ Tuấn Kiệt (áo trắng) cùng người thân tại buổi khai mạc triển lãm
Khả năng học tập ?
Mẹ Kiệt cho hay, khi còn đi học ở một trường quốc tế, Kiệt rất hòa đồng, thậm chí giống như một chỗ dựa tinh thần của các bạn khác, nên các bạn rất thích chơi và chia sẻ với Kiệt.
Kiệt học tương đối nhanh, không lười học. “Đương nhiên một đứa trẻ phải đến trường để đi học rồi; Nhưng khi anh Tùng chia sẻ quan điểm và phân tích về tính cách của Kiệt, gia đình cân nhắc một hồi rồi cũng đồng ý cho Kiệt thử một thời gian, nếu Kiệt không thích nghi, lại cho đi học bình thường”.
Kiệt cùng với mẹ và em trai
Mối quan tâm
Kiệt còn quan tâm tới khá nhiều đề tài “người lớn” khác, chẳng hạn Nông thôn bị đô thị hóa. Bức tranh này trông chẳng khác nào một bản đồ quy hoạch nhìn từ trên cao.
Kiệt không thích nông thôn bị đô thị hóa lắm, đơn giản vì sợ “mất cơm
Nông thôn bước đầu đô thị hóa 1
Cách vẽ trừu tượng ?
Kiệt bắt đầu vẽ từ năm học lớp 2, nhưng để vung vãi nên toàn bị mẹ vứt đi. Gần 50 bức tranh, chủ yếu vẽ bằng mực tàu bút sắt, được triển lãm lần này là do KTS Tùng giữ lại
Kiệt chỉ biết vẽ, hay nói cách khác là để cho bút tự chạy. Kiệt nói: “Khi vẽ, trong đầu cháu cũng không nghĩ đến cái gì. Cháu nghĩ vẽ cái nét ở vị trí nào đầu tiên, xong cháu hình thành dần thôi.”
lối diễn đạt có phần trừu tượng, thiên về đồ họa với những nét vẽ rất chắc chắn- không khác gì của người lớn, mà người lớn đó phải là họa sĩ vào loại có cá tính.
Chủ đề và tiêu đề tranh Kiệt
Các bức tranh triển lãm cá nhân của Kiệt (kết thúc hôm 25-4 tại không gian ngoài trời trước số nhà 59 Lý Thái Tổ) có sự xuất hiện của “chim” và “vú” tuy khá nhiều nhưng được tạo hình và bố trí theo một cách không như đa số người lớn hình dung.
Hai bộ phận này trong tranh Kiệt chủ yếu mang tính biểu tượng, nhiều khi, trở thành phần cấu thành của một cỗ máy phức tạp nào đó như là Cỗ máy sinh tử hay Cỗ máy luân hồi.
(Nhưng đó là những tên tranh do KTS Tùng đặt.)


Mời các bạn quan tâm tham khảo 21 bức tranh “Quái kiệt” đã bày trong triển lãm
Đấu trường
Vô đề
Vô đề
Chó con
Nông thôn bước đầu đô thị hóa 2
Bà mẹ của muôn loài
Ba con ngan
Chó tàng hình
Hành trình
Ba mặt của vị quan
Phố núi
“Ăn trầu”, 2011, mực tàu trên giấy
“Hiến tế thần tivi”, 2011, mực tàu trên giấy
Chim, hoa, lá, người
“Ngựa vằn, chó vện, và người dắt rùa”, 2011, mực tàu trên giấy
Đàn bò Phan Rang”, 2011, mực tàu trên giấy
“Chèo thuyền”, 2011, mực tàu trên giấy
Nông thôn
Đánh ghen
“Độc ác”, 2011, mực tàu trên giấy
Đám ma
Vẫn
“Hồn nhiên”
Dù già dặn đến mấy trong nét vẽ, trong tư duy, thì Kiệt vẫn là một cậu bé: thỉnh thoảng cau có giận dỗi ra mặt với phụ huynh, sau đó quên ngay, lại mượn Iphone của mẹ để chơi game.
Trả lời phỏng vấn
Phóng viên phỏng vấn, Vũ Tuấn Kiệt cứ cười cười: “cô ơi cô, đoạn nào cháu xấu quá, hay là không trả lời được cô cắt đi hộ cháu nhé. Cháu xấu hổ lắm “
Khán giả với tranh Kiệt
Trong số người đến xem có chị Trâm “Hội đồng Anh” đến sớm để xem tranh. Cũng như bao người khác, chị giật mình vì những bức tranh của Kiệt… Chị thốt lên: “Thằng bé này quái quá”…
Khán giả với tranh Kiệt
Dĩ nhiên bạn của Kiệt thì toàn trẻ con. Người mặc áo trắng trong hình là chị Hương “Viện Goethe”, gọi thế vì ngày trước chị làm bên Viện Goethe, nay đã về Quỹ Văn hóa Nhật Bản.
Họa sĩ bình luận gì ?

Các họa sĩ xem tranh cũng phải công nhận “thằng bé quá oách”. Một họa sĩ nhận định: những tranh của Kiệt khiến tôi liên tưởng đến những bức họa cổ của loài người là tranh khắc lên đá, cực kì thuần chất, và tự nhiên như ăn ngủ của con người vậy.
Rất nhiều người ồ lên vì bất ngờ: tranh hiển nhiên và tự nhiên tới mức mà người lớn cũng không thể nhận ra đây là một đứa trẻ vẽ.
Thay lời kết
*NST không am hiểu nhiều về hội họa và ý nghĩa các “Triển lãm” tranh kiểu này, nhưng cũng phải khâm phục:
Trước hết là các “Phụ huynh” và những người tổ chức TL để một tài năng độc đáo đến “Quái kiệt” được giới thiệu.
Phải gắn từ “Quái kiệt” cho Vũ Tuấn Kiệt vì sợ rằng gắn từ “thần đồng” thì quá sớm !
* NST với tư cách cũng là 1 phụ huynh chỉ lo tài năng này đã “đơm hoa” song có được “kết trái” hay không? Bởi nếu không khéo với đứa nhỏ còn quá “hồn nhiên” sẽ tạo áp lực quá lớn; thêm nữa cách sống như vậy kéo dài, liệu ảnh hưởng sức khỏe tinh thần & thể chất cho “Quái kiệt” ?!

*Xin bình luận của các bạn quan tâm !
Cảm ơn !

NST : Phạm Huy Hoạt - 5/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 1,82MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)