Ve tuong lôp 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiếu | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ve tuong lôp 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Các bướ c vẽ tượng thạch cao(các bạn thi kiến trúc nên tham khảo)
Quan sát tổng thể bức tượng, phân tích, so sánh tỷ lệ, đặc điểm, sáng tối... A/ DỰNG HÌNH:  Bước 1: - Đo các tỷ lệ lớn bức tượng ( đỉnh đầu đến đế tượng, bề ngang đầu tượng, chiều dài đầu, cổ, bệ ) - Xác định khung hình chung, cân đối với khổ giấy ( bố cục bài vẽ ) - Bỏ bài lên trên so sánh Bước 2: - Xác định mặt trước của đầu tượng ( khoảng cách giữa hai đuôi mắt ) - Xác định trục dọc, trục ngang - Phác hình tổng thể toàn bộ tượng bằng những đường thẳng lớn - Bỏ bài lên trên so sánh Bước 3: - Chỉnh hình, vẽ sâu mắt, mũi, miệng... - Bỏ bài lên trên so sánh  Bước 4: - Tìm đường chu vi giữa hai vùng sáng tối lớn B/ SÁNG TỐI:  Bước 1: - Phủ toàn bộ vùng tối lớn bằng nhiều lớp chì nhẹ ( không vẽ các vùng khác trong vùng tối lớn ) - Bỏ bài lên trên so sánh tương quan giữa hai vùng sáng tói lớn, khi thấy có sự tương phản vùng tối và vùng sáng thì dừng lại ( đây là phần quan trọng giúp bài vẽ thể hiện được khối lớn )  Bước 2: - Đẩy sâu đậm nhạt vào các chi tiết nhỏ hơn: mắt, mũi, miệng, tóc, cổ..., tạo không gian bài vẽ  Bước 3: - Bỏ bài lên trên so sánh tương quan chung - Điều chỉnh lại toàn cục, nhấn thêm các phần trọng tâm ( mắt, mũi, miệng..), đơn giản lại các phần gây mất tập chung phần chính, hoàn chỉnh bài Một số bài tham khảo: * Được biết sắp tới có một số học sinh sẽ thi vào Kiến trúc mà hầu như không, chưa học vẽ được bao nhiêu hoặc có học cũng chưa được hướng dẫn một cách ngắn gọn mà đầy đủ nhất. Trên đây là những bước tôi tổng hợp. - Trên đây có nhiều bước nhắc bạn phải mang bài lên so sánh! Điều ấy rất quan trọng, vì khi bạn mang bài lên để bên cạnh tượng thật để so sánh thì bạn mấy thấy rõ hơn , nhìn tổng quát hơn bài tượng của mình, từ đó so sánh mẫu với bài vẽ sẽ rõ ràng hơn. Và tôi chắc chắn rằng nếu các bạn so sánh thường xuyên thì bạn sẽ phát hiện ra nhiều cái sai để từ đó hoàn thiện hơn. - Vẽ là bạn phải luôn luôn quan sát, so sánh giữa mẫu và bài vẽ, giữa mẫu vẽ với tờ giấy(để so sánh bố cục trọng tờ giấy), so sánh tỉ lệ, kích thước giữa các bộ phận (ngũ quan) - Học vẽ chỉ có vẽ nhiều bạn mới giỏi được, kĩ năng mới được năng cao. Ngược lại bạn lười biếng sẽ thất bại nặng nề. - Nhớ cái gì vẽ cũng giống nhau là phải từ tổng quan đến chi tiết, rồi mới từ chi tiết so sánh lại với tổng thể. - Chú ý trục mặt, trục mắt, mũi miệng, hướng tai. Vì các bạn mới học vẽ sẽ gặp khó khăn trong các bài vẽ tượng nhìn nghiêng. - Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Que đo(để đo tỉ lệ); dây rọi (để so sánh độ nghiêng); viết chì (2B đến 5B là vừa- những bạn mới học nên sử dụng 2B, 3b trước nếu chưa đủ đậm thì dùng tăng thêm bằng 4B hoặc 5B và bạn nên gọt bút chì ở nhà trước khi đi thi - nên mua mỗi thứ 2 cây); dao rọc giấy (dùng gọt bút chì- không nên dùng bào để bào bút chì); tấy mềm. - Khi đánh bóng (đánh sáng tối) các bạn nên đánh nhẹ nhàng, từ từ, không nên đốt cháy giai đoạn , nếu hấp tấp sẽ dễ bị cháy bài (từ gọi chuyên ngành) Có lẽ những lời nói trên đây nhiều bạn không hiểu! Nhưng vẽ nhiều các bạn sẽ ngộ ra. Còn muốn biết thêm thì xin liên hệ mình, mình hướng dẫn cho. Mình rất hân hạnh được hướng dẫn các sĩ tử.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiếu
Dung lượng: 15,39KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)