VỆ SINH CÁ NHÂN - MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 10/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: vỆ SINH CÁ NHÂN - MÔI TRƯỜNG thuộc Mĩ thuật 5

Nội dung tài liệu:

VỆ SINH CÁ NHÂN
BÀI HƯỚNG DẪN
VỆ SINH CÁ NHÂN TRONG TRƯỜNG HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC TIẾN B
1.VỆ SINH THÂN THỂ
1.1 VỆ SINH DA
Cơ thể con người được bao bọc bằng lớp vỏ đặc biệt gọi là da. Da có hai lớp : lớp ngoài là biểu bì, lớp trong là da chính thức.
Da có độ co giãn, dày mỏng khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Da có tuyến mồ hôi, lỗ chân lông và nhiều mạch máu.
Da có nhiệm vụ :
Giúp điều hòa lượng nước và nhiệt độ cơ thể. Tuyến mồ hôi có nhiệm vụ thải nước ra ngoài để làm mát cơ thể. Khi da bị lạnh, mạch máu co lại, đẩy máu vào bên trong cơ thể. Khi cơ thể bị nóng, mạch máu trong da nở ra hấp thu nhiều máu hơn nên nhiệt độ giảm.
Bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể không để cho vi khuẩn, vi rút, nấm.. Xâm nhập vào cơ thể qua da.
Là cơ quan xúc giác, một trong 5 giác quan quan trọng của con người.
Vệ sinh da gồm có :
1.1.1 RỬA TAY
Tác hại của bàn tay bẩn
Một trong những nguyên nhân quan trọng đẫn đến tỷ lệ tử vong cao của các bệnh lây truyền qua đường phân-miệng là do người dân thiếu hiểu biết về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá thường gặp như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn … đều do các vi khuẩn từ phân gây ra. Nếu các vi khuẩn đó vào nước hoặc thức ăn, các đồ dùng nơi chuẩn bị thức ăn hoặc nơi ăn, nhất là khi vi khuẩn bám vào các chất bẩn dính ở bàn tay… chúng ta có thể nuốt vi khuẩn vào và chúng có thể gây bệnh. Các nhà khoa học đã xác định trên 1cm2 da của người bình thường chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn
ở trên bàn tay, vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày.
Qua bàn tay bẩn, cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trẻ em rất dễ bị nhiễm giun sán thường có ở trong phân, nước tiểu của người và động vật bị bệnh..




Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
Nếu được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sẽ làm cho vi khuẩn không lây truyền vào thức ăn hoặc vào miệng trực tiếp được. Theo tổ chức Y tế thế giới thì chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người trên thế giới.
Kết quả xét nghiệm bàn tay người tại 11 tỉnh của Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ đối tượng có có bàn tay nhiễm Ecoli (nhiễm phân) rất cao.
Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cần phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nhất là trẻ em phải có thói quen thực hiện hành vi rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Rửa tay được coi là liều vắc-xin tự chế, có tính khả thi và hiệu quả vì chi phí thấp có thể cứu sống hàng triệu người.
Lúc nào cần rửa tay?
Phải thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày, nhất là trong các trường hợp sau :
Rửa tay trước khi rửa mặt.
Rửa tay trước khi ăn, cầm vào thức ăn, chế biến thức ăn.
Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu, sau khi làm vệ sinh cho em bé.
Rửa tay sau khi chơi bẩn, chơi với các con vật
Rửa tay sau khi đi học hoặc đi làm về, đếm tiền, quét rác…
- Rửa tay khi bàn tay bị dính các chất bẩn.
- Rửa tay bất kỳ lúc nào khi muốn rửa tay.
Các đồ dùng để rửa tay :
- Thùng có vòi hoặc xô, chậu chứa nước sạch và gáo múc nước.
- Chậu rửa mặt.
- Xà phòng.
- Khăn lau khô hoặc giấy vệ sinh lau tay.
- Bàn chải mềm.

QUY TRÌNH RỬA TAY
Giáo viên hướng dẫn thực hành rửa tay theo các bước sau :
Bước 1 : Làm ướt hai bàn taydưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo để múc nước dội ướt tay. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2 : Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3 : Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4 : Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lai.
- Bước 5 : Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
- Bước 6 : Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy vệ sinh lau tay.
Chú ý : thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Các bước 3,4,5 làm đi làm lại khoảng 5-6 lần.
1.1.2 RỬA MẶT

Rửa mặt để giữ cho mặt lúc nào cũng sạch sẽ. Phải rửa mặt khi mặt bị bẩn, mới ngủ dậy, sau bửa ăn, lúc đi học, đi chơi về.
Đồ dùng để rửa mặt cũng giống như đồ dùng rửa tay nhưng không dùng bàn chải.
QUY TRÌNH RỬA MẶT
Bước 1 : Rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
Bước 2 : Làm cho khăn mặt ướt dưới vòi nước chảy hoặc cho vào chậu ( mỗi người có một khăn riêng).
Bước 3 : Vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước, dùng khăn rửa mặt.
Bước 4 : Trải khăn lên lòng bàn tay, lau hai mắt trước ( lau từ hốc mắt ra ) sau đó lau hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
Bước 5 : Vò khăn lần hai, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng hai gốc khăn ngoáy hai lỗ mũi( các bộ phận này tiết nhiều chất bẩn nên phải lau sau ).
- Bước 6 : Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
- Bước 7 : Phơi khăn ra chỗ thoáng( phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi ).

1.1.3 TẤM GỘI
- Để giữ gìn vệ sinh da và tóc, chúng ta cần tắm gội thường xuyên( nhất là về mùa hè) để cho da tóc luôn sạch sẽ, thơm tho và không bị các bệnh thường gặp ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da, cháy rận…
- Cần phải tắm ở nơi kín gió, tốt nhất là tắm trong các nà tắm hợp vệ sinh.
- Về mùa đông cần có nước nóng để tắm gội, không nên tắm gội bằng nước lạnh dễ bị cảm lạnh đột ngột.
QUY TRÌNH TẮM GỘI
Bước 1 : Xả nước toàn thân( dùng vòi nước hoặc gáo dội).
Bước 2 : Gội đầu bằng dầu gội.
Bước 3 : Chà xát xà phòng khắp người
Bước 4 : Xả lại nước sạch.
Bước 5 : Lau khô toàn thân bằng khăn tắm. Nếu có điều kiện nên làm khô tóc bằng máy sấy tóc, tránh bị ẩm tóc, dễ bị nấm.
1.2 VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Lợi ích của răng
Răng nghiền nát thức ăn giúp cho tiêu hóa được tốt, đảm bảo sức khỏe cho con người. Bộ răng còn giúp cho việc phát âm, nói được rõ ràng và đúng. Ngoài ra bộ răng còn làm cho khuôn mặt đẹp. Nếu để mất răng sớm thì ăn không ngon miệng, gầy gò, ốm yếu, phát âm sai, khuôn mặt xấu xí.
Phân loại răng và cấu trúc của răng
Răng đầu tiên được mọc lúc trẻ 6-7 tháng tuổi, người ta gọi là răng sửa. Hàm răng sửa có 20 chiếc. Lúc trẻ lên 6-7 tuổi thì răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Cho đến 9-12 tuổi răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Cuối cùng mỗi người đều có 32 răng vĩnh viễn kể cả răng khôn.
Cấu trúc của răng gồm có
Men răng : là lớp cứng bên ngoài bao bọc thân răng.
Ngà răng : là phần mô cứng hình thành nên răng.
Xương răng : là phần giống như xương bao bọc chân răng.
Tuỷ : là lõi ở trung tâm của răng chứa giây thần kinh và mạch máu.
Lợi : phần mô mềm bao bọc, bảo vệ chân răng và phần chung quanh.
Bệnh của răng :
Nếu không giữ vệ sinh răng miệng, sẽ bị sâu hoặc viêm lợi.
- Sâu răng : sở dĩ bị sâu răng là vì các rãnh trên mặt nhai là nơi chứa đựng các thức ăn và chất bẩn còn sót lại, thức ăn lên men cùng với vi khuẩn trong miệng làm cho răng bị sâu. Đầu tiên là sâu men răng, sau đó đến ngà răng rồi tuỷ răng, làm cho răng bị hỏng.
- Viêm lợi : Bình thường lợi màu hồng, săn chắc. Khi vệ sinh răng miệng kém, các chất bẩn bám vào răng cùng với vi khuẩn trong
miệng tạo thành một mảng bám quanh răng làm cho lợi đỏ lên, dễ chảy máu, sưng đau, có thể có mủ ở lợi. Lúc này răng sẽ mất chỗ đứng, lung lay nhiều, dẫn đến rụng răng và miệng hôi hám. Xỉa răng bằng tăm cứng, sắc và không sạch, chọc qua kẽ răng, cứa đứt lợi cũng gay tác hại tương tự.
Để phòng tránh sâu răng, viêm lợi cần tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Khi bị bệnh cần phải đến thầy thuốc nha khoa để chữa trị kịp thời.
Nội dung vệ sinh răng miệng
Duy trì đánh răng hàng ngày: đánh răng sạch sẽ, sẽ làm cho răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm tho, răng trắng đẹp. Mỗi ngày tối thiểu đánh răng 2 lầnvào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nên đánh răng sau khi ăn 5-10 phút.
Đồ dùng đánh răng:
- Kem đánh răng : Dùng loại thuốc đánh răng có Florua( có tác dụng ngăn ngừa sâu răng )
Mỗi lần dùng thuốc khoảng bằng hạt lạc.
- Nếu không có kem đánh răng có thể dùng một ít muối thay cho kem sau đó súc miệng kỹ và đổ đi. Tuyệt đối không đánh răng bằng xà phòng.
- Bàn chải đánh răng: Mỗi người phải có bàn chải đánh răng riêng. Bàn chải có lông mềm vừa phải, nếu cứng quá gây trầy xướt lợi, nếu mềm quá đánh răng không sạch.
- Cốc đựng nước sạch:

Cách đánh răng
Thứ tự đánh răng : đánh hàm trên trước, hàm dưới sau : đánh từ phải sang trái; đánh mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, mặt bên.
Mặt ngoài và mặt trong : chải từng vùng, lông bàn chải sát vùng biên lợi chếch 45% so với trục răng. Rung nhẹ lông bàn chải tại chỗ. Hàm trên hất xuống hàm dưới hất lênhoặc chải xoay tròn trên miệng răng.
Mặt nhai : Lông bàn chải đặt song song với mặt nhai, chải tới chải luôi theo chiều trước sau.
Hai mặt bên : 2 đầu vào ngón cái và trỏ, đưa từ trên xuống dưới và từ trước ra sau.
Sau khi đánh Nếu có điều kiện nên dùng chỉ tơ nha khoa quấn xong các mặt răng phải súc miệng và họng nhiều lần bằng nước sạch. Sau khi súc miệng nhổ nước đi. Rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô để dốc ngược vào cốc hoặc cấm vào giá. Khi bàn chải tưa hoặc cùng thì phải thay ngay.
Lưu ý : Để bảo vệ hàm răng sạch, đẹp ngoài việc đánh răng hàng ngày, không cho trẻ cắn các vật cứng, không ăn thức ăn nóng với lạnh
Cùng lúc vì dễ gây rạn nứt men răng. Súc miệng sạch sau khi ăn, nhất là sau khi ăn các chất ngọt.






1.3 VỆ SINH MẮT
Lợi ích của mắt
Mắt là cơ quan thị giác giúp ta nhìn rõ mọi vật xung quanh về màu sắc, hình thể, khoảng cách, xác định vị trí hoạt động của vật trong không gian. Nhờ hai mắt mà ta nhình vật có hình khối và có thể quan sát rõ hơn sự vật.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, có còn làm cho khuôn mặt thêm duyên, thêm đẹp.
Đặc điểm mắt của trẻ
Trẻ đang trong tuồi phát triển chưa ổn định về cấu tạo bên ngoài cũng như bên trong của mắt, cho nên dễ bị các tật như cận thị và các bệnh về mắt như đau mắt hột, đau mắt đỏ…nếu không chú ý chăm sóc vệ sinh cho mắt.
Nội dung vệ sinh mắt
Đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh đau mắt hột, đau mắt đỏ cần chú ý :
- Rửa mặt, tắm gội bằng xà phòng và nước
sạch. Khi rửa mặt bắt đầu từ mắt trước, sau đó mới rửa các vị trí khác.
- Mỗi người (cả trẻ em và người lớn) cần có khăn mặt, khăn tay riêng và luôn giặt sạch bằng xà phòng, phơi khô ngoài trời nắng gió. Dùng khăn chung là tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền bệnh dễ dàng từ người này sang người khác.
- Không nghịch bẩn, biết các quét dọn, lau chùi vệ sinh nhà ở, lớp học để cho bụi không bay vào mắt. Ví dụ như khi quét nhà thì quét từ trên xuống, từ trong ra, đứng xoay lưng vào
chiều gió, vẩy nước trước khi quét và nên dùng chổi cán dài.
- Cần khám mắt thường xuyên, các trường hợp phát hiện bệnh cần tích cực điều trị, tránh lay lan và phòng biến chứng nặng thêm.
Đề phòng cận thị :
- Tư thế ngồi học phải ngay ngắn, khoảng cách để đọc chữ ít nhất 25cm, đầu chỉ hơi cuối. Bàn ghế phải có chiều cao phù hợp để khi đọc, viết, vẽ không nghiêng vẹo. Sau mỗi học kỳ nên chuyển chỗ ngồi từ phải sang trái
Và ngược lại để tránh xoay đầu mãi về một bên hiếng lác và vẹo cột sống.
- Nên cò thói quen học nơi sáng sủa gần cửa sổ, ngoài hiên hoặc đèn đủ sáng, có chụp phản chiếu, tránh để tia sáng của đèn chiếu thẳng vào mắt.
- Nên có thói quen viết chữ to đậm nét để đỡ hại mắt, vì vậy không nên viết bằng bút chì, khuyến khích viết bằng bút máy hoặc bút bi. Giấy viết không dùng loại xấu, dòng viết chữ không nên sát quá, nên chừa lề trên, dưới, trái, phải để khi đọc đỡ mệtvì khi mắt lướt tới lề sẽ được nghĩ trong giây lát.
Khi em truyền hình cần ngồi thẳng, đối diện với màn hình và khoảng các xa hợp lý. Khi xem truyền hình cũng như làm việt trên máy vi tính không nền ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải nghĩ ngơi để mắt đỡ mệt.
- Cần thường xuyên theo dõi thị lực và khám mắt, nếu phát hiện thấy bất thường cần thực hiện đúng ý kiến của thầy thuốc để làm cho tật không nặng hơn( như cận thị ) hoặc có thể chữa khỏi hẳn ( như hiếng, lác ).

1.4 VỆ SINH TAI
Lợi ích của tai
Tai là cơ quan thính giác, nó giúp cho con người nghe được âm thanh, tiếng động từ bên ngoài. Vành tai hứng tiếng động qua ống tai ngoài vào màng nhĩ rồi được tăng âm nhờ 3 xương ở tai giữa ( xương búa, xương đe và xương bàn đạp), sau đó âm được truyền vào tai trong rồi truyền lên não để ta có thể phân biệt được các tiếng động to nhỏ, cao thấp, xa gần, nhanh chậm, tiếng nói lạ quen…
Trẻ câm là vì điếc từ nhỏ không học nói được chứ không có bệnh câm đơn thuần.
Ngoài ra tai còn giữ thăng bằng cho cơ thể( nhờ hệ thống tiền đình ở tai trong ) và giúp ta xác đĩnh được vị trí của mình trong không gian. Hỏng bộ phận này người sẽ đi đứng không vững hoặc bị chóng mặt hoặc bị ngã.
Đặc điểm của tai trẻ em
Ở trẻ em sự phát triển của tai chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, chưa thực hiện tốt chức năng nghe, mà nghe không tốt thì nói cũng
Không gãy gọn và chính xác được.
Nội dung vệ sinh tai
Giữ sạch tai :
- Hàng ngày khi rửa mặt, tắm gội, lấy ngón tay út lót vào khăn mặt, ngoáy sạch phần ngoài lỗ tai, chú ý rửa sạch vành tai, nhất lá mặt sau tai.
- Khi có nhiều dáy tai, muốn lấy sạch nên dùng bông quấn vào đầu tăm nhúng nước ấm hay cồn rồi ngoáy, không nên nhờ thợ cắt tóc hoặc dùng các vật nhọn, cứng, sắc vì lam như thế có thể gây ra xây sát, chảy máu, nhiễm khuẩn hoặc chảy máu màng nhĩ.
Bảo vệ tai:
- Không chơi các trò chơi nguy hiểm như ném pháo, đấm vào tai, quát to vào lỗ tai. Khi xì mũi nên bịt từng lỗ mũi một vì nếu bóp hẹp hai lỗ mũi mà xì mạnh, không khí có thể qua vòi tai làm tăng đột ngột áp lực trong tai giữa gây thủng màng nhĩ.
- Khi tắm gội, hoặc bơi lội nước vào tai thì dùng bông sạch để lau hoặc kéo vành tai lên trên, nghiên đầu, day nhẹ nắp tai cho nước chảy ra.
Khi có vật lạ như kiến, đĩa chui vào tai hoặc có hiện tượng bất thường như ù tai, chóng mặt, nghe kém, đau nhứt trong tai hãy đến thầy thuốc chuyên khoa để lấy vật lạ ra và tìm ra căn bệnh để chữa sớm.
- Chữa sớm các bệnh mũi họng có tác dụng phòng bệnh cho tai.




1.5 VỆ SINH MŨI
Lợi ích của mũi
Mũi là cơ quan khứu giác Nhờ các ngọn thần kinh khứu giác tập trung ở phần trên lỗ mũi, mà ta phân biệt các mùi khác nhau.
Mũi cò là bộ phận đầu của hệ hô hấp. Quanh lỗ mũi có nhiều lông và chất nhầy, để khi thở qua lỗ mũi , các bụi và vi khuẩn bị giữ lai, chỉ không khí trong lành vào phổi. Dử mũii chính là bụi dính vào các chất nhầy và lông mũi. Đỉnh lỗ mũi có nhiều mạch máu
nhỏ, nhờ màng lưới mao mạch này, về mùa lạnh không khí qua lỗ mũi được sửu ấm trước khi vào phổi, giúp cơ thể tránh nhiễm lạnh.
Chất nhầy trong mũi còn có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn.
Mũi thông thoáng sẽ làm cho việc hô hấp và phát âm được đễ dàng. Khi tắc mũi sẽ bị khó thở và nói giọng bất thường.
Các bệnh của mũi thường xuyên liên quan đến tai, họng, đường thở và các xoang ở xung quanh như xoang má, xoang trán…
Đặc điểm mũi của trẻ em
Lỗ mũi hẹp, niêm mạc mỏng, mạng lưới mạch máu dàynên mũi trẻ sễ bị tắc và chảy máu cam.
Khả năng diệt khuẩn và ngăn bụi kém nên trẻ em dễ mắc bệnh về mũi như viêm mũi, viêm xoang. Trẻ em dễ hay tắc mũi, chảy máu mũi hoặc lò thò mũi xanh.
Lỗ mũi vốn hẹp nên dễ bị tắc mỗi khi mỗi trẻ nghịch nhét các vật lạ vào mũi.
Nội dung vệ sinh mũi
- Phải có ý thức giữ sạch mũi như tắm rửa bằng nước sạch, chống bụi, không dùng tay ngoáy vào lỗ mũi mà phải dùng khăn mặt hay khăn lau tay để lau mũi.
- Giữ cho mũi thông thoáng thường xuyên. Muốn vậy ngoài việc giữ sạch, tránh bụi và không khí ô nhiễm, cần phải chữa các bệnh gây hẹp và tắc mũi.
- Mùa đông tránh để nhiễm lạnh đột ngột và tập thói quen thở qua mũi không thở bằng miệng.
Giữ vệ sinh răng miệng, đề phòng sâu răng vì các răng hàm trên có liên quan đến xoang hàm và mũi.
- Mũi khi xì mũi cần xì từng bên một. Tránh các va chạm mạnh hoặc các chò trơ nguy hiểm vào mũi, hoặc ngũi các chất kích thích mạnh cũng có thể gây tổn thương cho mũi. Khi bị chảy máu cam thì ngồi yên lặng, bóp chặt lỗ mũii trong vòng 10 phút, hoặc lâu hơn nữa, cho đến khi máu ngừng chảy. kết hợp đấp nước mát, nưứơc lạnh vào mũi càng tốt.
2. VỆ SINH TRANG PHỤC
2.1 LỢI ÍCH CỦA VỆ SINH TRANG PHỤC
Vệ sinh trang phục nhằm phục vụ sức khỏe, bảo vệ da, giúp cho da làm tốt chức năng của mình là bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể không bịo nhiễm bệnh hoặc thương tích, góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Vệ sinh trang phục còn thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt với cộng động.
Vệ sinh trang phục còn thể hiện nếp sống văn hóa của xã hội.
2.2 NỘI DUNG VỆ SINH TRANG PHỤC
- Phải biết cách giữ sạch trang phục như không nghịch bẩn, năng thay giặt quần áo bằng nước sạch và xà phòng; biết phơi, là, biết treo vào mắc hoặc biết giữ cho phẳng, sạch, gấp gọn gàng cho vào tủ. Khi thấy ẩm phải phơi khô. Không mặc lẫn lộn quần áo để tránh lây chéo cho nhau.
- Biết cách mặc quần áo hợp vệ sinh, nghĩa là mặc áo trước khi mặc quần, cuối cùng mới đến mang dày dép. Trẻ nhỏ phải biết cách cởi quần áo và giữ sạch khi đi tiện.
- Phải biết cách mặc quần áo theo mùa. Mùa hè mặc vải mỏng, rộng, ngắn có màu sáng vì màu sáng ít hấp thu nhiệt. Quần áo bằng sợi bông, xốp mới thấm mồ hôi và dễ bốc hơi. Mùa đông mặc kín, khô, dày, sạch, vải xốp với nhiều màu thẩm hơn để giữ nhiệt cho cơ thể. Lúc đi ngủ cần cở bớt áo quần để cho dễ ngủ.
- Nên trang phục chỉnh tề nkhi đi ra ngoài như không mặc quần đùi, áo may ô, mặc lôi thôi, xộc xệch, đi chân đất đến trường.

- Về mùa đông cần mặc ấm, đổi mũ len, quàng khăn quàng cổ, mang tất, đi giầy, dép để đề phòng cảm lạnh.
- Nên có khăn tay sạch để lau nước mũi, mồ hôi.






3. VỆ SINH ĂN UỐNG
3.1 LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIỮ VỆ SINH TRONG ĂN UỐNG
- Ăn uống vệ sinh, văn minh, lịch sự sẽ là điều kiện để ngăn chặn sự phát sinh các bệnh truyền nhiễm đường tiểu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán.
- Giữ vệ sinh trong ăn uống góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường như không vức thức ăn thừa bừa bãi làm ô nhiễm mô trường, tạo điều kiện cho các côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển.
Ăn uống vệ sinh còn tạo điều kiện để ăn ngon, ăn đủ suất, khắc phục được nếp sống lạc hậu.
3.2 NỘI DUNG VỆ SINH ĂN UỐNG
Khi ăn uống phải biết chọn lựa thức ăn, thức uống sạch. Vì vậy cần lưu ý :
- Phải đảm bảo mua các thực phẩm không bị ô nhiễm (gạo và lương thực không ị mốc, rau sạch không có nhiều dư lượng hóa chất, không bón bằng phân tươi, thịt gia cầm phải qua thú y).
- Bảo quản thực phẩm nơi khô ráo, mát mẻ, sạch sẽ ; bảo quản thức ăn sống và chín riêng biệt; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Nên nấu chín kỹ thức ăn và nên ăn ngay sau khi nấu. Nếu thức ăn đã nấu chín chưa ăn ngay phải bảo quản cẩn thận. Nếu để sau 2 giờ (mùa hè) và sau 4 giờ (mủa đông) thì cần phải hâm nóng lại; không ăn thức ăn đã hôi thiu. Thực phẩm bị ô nhiễm vửa không bảo vệ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, vừa là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật như tiêu chảy, thương hàn, tả, lỵ,viêm gan, giun sán, ngộ độc …
Các dụng cụ nấu nướng và đựng thức ăn phải luôn đảm bảo sạch sẽ.
- Khi ăn quả cần phải rửa kỹ, gọt vỏ, ăn rau tươi phải rửa nhiều lần bằng nước sạch; không ăn thịt sống, cá gỏi.
- Phải uống nước đã được nấu chín. Tuyệt đối không uống nước lã. Mỗi ngày cần uống đủ lượng nước từ 1.5-2 lít.
- Phải có thói quen rửa tay trước khi ăn; ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa đùa nghịch, nói chuyện. Không ăn uống ở các hàng quán không đảm bảo vệ sinh, ở nhiều nơi có nhìêu bụi, rác hoặc cống rãnh…
Cần ăn uống điều độ, nếu ăn uống quá nhu cầu sẽ gây béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch, ung thư hoặc ăn uống quá ít, nhịn ăn sẽ gây ra suy dinh dưỡng, gầy cồm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ăn uống không hợp lý, không cân đối, ăn mặn gây nguy cơ huyết áp cao, món ăn đơn điệu, ít thay đổi hoặc trong khi nấu ăn làm hao hụt chát dinh dưỡng sẽ làm giảm sức thèm ăn.

Người mệt mỏi, uể oải, uống quá nhiều bia, rượu trong bửa ăn, trước khi đi ngủ, ăn không đúng bửa, không theo giờ giấc gây ra nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Bửa sáng phải là bửa ăn chính, nên bỏ thói quen ăn bửa tối quá năng bụng.




Xin chân thành cảm ơn!
Thöïc hieän Nguyeã Huøng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 123,54KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)