Câu hỏi hay về thông tư 30

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thu Hương | Ngày 10/10/2018 | 258

Chia sẻ tài liệu: câu hỏi hay về thông tư 30 thuộc Mĩ thuật 5

Nội dung tài liệu:

34 câu hỏi hay về Thông tư 30
(Ngày 12/01/2015 - 08:41:07)
Để giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn khi thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh, chúng tôi gửi câu hỏi về thông tư 30 để các đ/c tham khảo
CÂU HỎI  VỀ NỘI DUNG THÔNG TƯ 30/2014
Câu 1. Có bao nhiêu lần  nhận xét trong tháng cho mỗi HS.
Trả lời
Không quy định cần có bao nhiêu lần nhận xét trong tháng cho một học sinh. Tùy vào ý thức, năng lực học tập, tham gia HĐGD của học sinh để GV nhận định, đánh giá, nhận xét cho phù hợp. Đặc biệt với HS yếu thì cần phải nhận xét nhiều hơn.
Câu 2. Ngôn từ nhận xét ngắn, gọn có được không?
Trả lời
 - Ngôn từ nhận xét hàng ngày nếu bằng lời nói trực tiếp với học sinh có thể dài nhưng phải theo nguyên tắc đánh giá khích lệ động viên học sinh, chú ý hướng dẫn biện pháp giúp học sinh tiến bộ.
- Ngôn từ nhận xét vào vở học sinh nên ngắn gọn, nhưng phải kích thích, động viên học sinh. Trong trường hợp cần thiết để chỉ ra biện pháp giúp học sinh tiến bộ thì GV có thể nhận xét dài.
* Tóm lại: Tùy vào sự linh hoạt của GV, nhưng phải đảm bảo khíc lệ, động viên , giúp HS tiến bộ.
Lưu ý:
- Khi nhận xét vào vở của học sinh GV cần chú ý cả nội dung và hình thức trình bày nhận xét.
-Không được dùng những từ ngắn gọn, cộc lốc như: được, chưa được, cần cố gắng, cố gắng, giỏi, khá, trung bình, hoàn thành, chưa hoàn thành… Nếu dùng những từ trên thì phải đi kèm với những từ ngữ khác. Chẳng hạn khi chấm đúng, sai vào vở HS sau đó nhận xét là: “Giỏi” hay “khá” hoặc “hoàn thành”… thì chưa được mà phải nhận xét đi với từ “Giỏi” chẳng hạn như: “Em rất giỏi đã làm đúng các bài toán”; hay “ Hôm nay em giỏi quá”; “Em giỏi quá, hôm nay cô khen”, Hôm nay em làm bài tốt đã có nhiều cố gắng”…
Câu 3. Khi nhận xét vào vở học sinh nên nhận xét hai bên lề hay nhận xét phía dưới từng dòng viết của học sinh?
Trả lời
     - Với vở ô li nếu nhận xét ngắn gon có thể nhận xét vào lề của vở, nếu nhận xét dài nên nhận xét phía dưới phần giấy chưa viết sát với phần giấy đã viết của học sinh.
    - Với vở bài tập hay vở tập viết ta nên nhận xét ngắn gon vào lề, nếu có ý định nhận xét dài có thể nhận xét phía dưới cuối trang giấy, nhưng không nên nhận xét nhiều vào chỗ này.
Câu 4. Khi nhận xét vào vở học sinh nếu học sinh làm đúng hay làm sai thì viết đúng, sai có được không ?
Trả lời
Cần ghi Đ, S, những chỗ sai có thể gạch chân. Nhận xét cho HS biết sai ở chỗ nào kèm theo lời tư vấn để sửa sai.
 Câu 5. GVCN Hàng tháng khi ghi vào sổ theo dõi chất lượng học sinh với nhiều môn như thế mà chỉ có 3,5 dòng thì làm sao đủ chỗ để ghi?
Trả lời
- Đòi hỏi phải nâng cao  năng lực đánh giá HS của GV. GV phải có khả năng đánh giá tổng hợp, khái quát mỗi HS
- Mỗi GV phải tự tổng hợp được trong tháng đó chú ý điểm nổi bật hoặc điểm học sinh chưa làm được và kèm biện pháp trợ giúp để ghi vào Sổ chất lượng GD.
Câu 6. Làm thế nào để cha mẹ học sinh tham gia đánh giá được cùng giáo viên?
Trả lời
Thông tư chỉ yêu cầu khuyến khích sự tham gia đánh giá của phụ huynh. Vì vậy để phu huynh tham gia đánh giá thì mỗi GV phải có sự liên lạc với phu huynh bằng nhiều hình thức như: Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc, trao đổi qua điện thoại, qua mạng hay gặp trực tiếp....
Câu 7. Nhận xét mất rất nhiều thời gian?
Trả lời
Nhận xét bằng lời thì lâu nay TT 32 không đề cập đến và GV vẫn làm thường xuyên. Nhận xét vào vở HS và vào Sổ theo dõi chất lượng tất nhiên là phải mất nhiều thời gian hơn so với chấm điểm nhưng xét về mục đích thì nhận xét là cách tối ưu hơn. Nếu có tư duy sâu sẽ có cách làm phù hợp, không quá vất vả, tốn thời gian. Chỉ có thể là mất thời gian khi giai đoạn đầu chưa quen với nhận xét mới.
Câu 8. Nhận xét tháng của giáo viên bộ môn có nhận xét hết tất cả học sinh trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thu Hương
Dung lượng: 93,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)