Vật lí 6

Chia sẻ bởi Kim Huế | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Vật lí 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 6

Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 2 phút)
Trường hợp nào dưới đây không phù hợp với cấu tạo của đòn bẩy?
A. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, O1 là điểm tác dụng của vật cần nâng, O2 là điểm tác dụng của lực nâng vật
B. OO1 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng lên, OO2 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.
C. O2O là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa, O1O là khoảng cách từ điểm tác dụng của vật cần nâng tới điểm tựa.
D. OO1 là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa, OO2 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng lên.

Đáp án: D

Câu 2: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 2 phút)
Dùng đòn bẩy để nâng vật lên, khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (F1)?
A. Khi OO2 < OO1
B. Khi OO2 = OO1
C. Khi OO2 > OO1
D. Khi O1O2 < OO1

Đáp án: C

Câu 3: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 2 phút)
Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy đang nhỏ hơn khoảng cách OO2 cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1 > OO2?
A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O về phía O1
B. Di chuyển vị trí của điểm tựa O2 ra xa điểm tựa O
C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O
D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O

Đáp án: D

Câu 4. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 2 phút)
Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì?
A Lực kéo vật B Hướng của lực kéo
C Lực kéo và hướng của lực kéo D không có lợi gì

Đáp án: A

Câu 5. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 2 phút)
Tác dụng của ròng rọc cố định là:
A. Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật
B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp.
D. Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực

Đáp án: B

Câu 6. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 2 phút)
Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy

Đáp án: B

Câu 7 (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 2 phút)
Máy cơ đơn giản nào sau đây có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định
C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng

Đáp án: B

CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC

Câu 8. (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 2 phút)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật giảm.

Đáp án: D

Câu 9. (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 2 phút)
Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút.
Hơ nóng cổ lọ.
Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Hơ nóng đáy lọ.

Đáp án: B

Câu 10. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Đáp án: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.

Câu 11. (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Huế
Dung lượng: 143,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)